menu_open
Năm 2023 tập trung thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh chuyển đổi số
20/01/2023 5:03:51 CH
Xem cỡ chữ:
Các đại biểu thăm quan các gian hàng của các doanh nghiệp tại Tuần lễ chuyển đổi số năm 2022
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 489/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 về kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Các đại biểu thăm quan các gian hàng của các doanh nghiệp tại Tuần lễ chuyển đổi số năm 2022

Theo đó, đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xây dựng xã hội số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết nối, cung cấp dịch vụ, giải quyết mối quan hệ và thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân; góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền, thay đổi lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tiến hành triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước, dần hoàn thiện các chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh và cấp huyện trên cơ sở các nội dung của Quyết định số 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.

Với mục tiêu cụ thể về phát triển chính quyền số: 100% các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh kết nối hạ tầng mạng băng thông rộng trên mạng chuyên dùng của Chính phủ để đáp ứng triển khai các dịch vụ số, đảm bảo an toàn thông tin. Trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần. 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền. 100% cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các đơn vị cung cấp dịch vụ công thực hiện triển khai công tác số hóa phục vụ chuyển đổi mô hình công sở số; phấn đấu đạt trên 80% tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số. Phấn đấu chỉ số người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 90%. Các cơ quan chuyên ngành: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Du lịch… xây dựng dữ liệu số đạt 60% yêu cầu của ngành và đồng bộ thống nhất để tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. 80% cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; cấp huyện và 90% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Trên 50% các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tại Quyết định số 54/2022/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 được triển khai đúng yêu cầu; 95% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.


Kích hoạt thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S

Về phát triển kinh tế số: Phấn đấu 90% doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng; Tỷ trọng kinh tế số đạt 15% GDP; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 8%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 30%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt khoảng 50%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt 1,5%.

Về phát triển xã hội số: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 70%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 50%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 20%; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 30%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 70%; Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 50%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%; Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt 95%; Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt 60%; Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 30%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 50%.

Với triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; Dữ liệu số; Nền tảng số; Nhân lực số; An toàn thông tin mạng; Chính quyền số; Kinh tế số; Xã hội số.

Qua đó, tập trung thực hiện với các giải pháp về đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; Thu hút nguồn lực CNTT; Tăng cường hợp tác quốc tế ... 

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>