menu_open
  • Chùa Huyền Không Sơn Thượng (Ảnh: Thanhlyly Flycam)
    Chùa Huyền Không Sơn Thượng 12/10/2022 2:08:28 CH
    12
    10.2022
    Địa chỉ: Thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Cách trung tâm thành phố Huế chừng hơn 15km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không Sơn Thượng là ngôi chùa thuộc phái Phật giáo Nam Tông (Theravāda) đặc trưng của xứ Huế.
  • Chùa Thánh Duyên 09/10/2022 10:21:36 SA
    9
    10.2022
    Địa chỉ: Núi Túy Vân, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Là một trong 4 ngôi chùa được vinh danh ở hàng quốc tự, chùa Thánh Duyên là ngôi quốc tự xa kinh thành Huế nhất, nằm trên núi Túy Vân, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc ngày nay.
  • Chùa Diệu Đế 30/09/2022 4:14:34 CH
    30
    9.2022
    Địa chỉ: Số 100B đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Chùa Diệu Đế toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành, người Huế gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba, nay là số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội. Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế, là một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên đất Huế.
  • Chùa Thiên Mụ nhìn từ trên cao.
    Chùa Thiên Mụ 24/09/2022 2:27:22 CH
    24
    9.2022
    Địa chỉ: số 140-142 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, thành phố Huế
    Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về hướng Tây. Nơi đây được biết đến là một trong ba ngôi Quốc tự dưới thời Nhà Nguyễn.
  • 1
    3.2022
    Giác Lương - ngôi cổ Tự với lịch sử hơn 300 năm xây dựng và gìn giữ của người dân làng Hiền Lương, xã Phong Hiền. Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, ngôi chùa không tránh khỏi sự hư hại nhưng dưới sự đoàn kết, đồng lòng hướng thiện của người dân Hiền Lương, ngôi chùa vẫn được bảo tồn và lưu lại những nét văn hóa tâm linh đặc biệt của người dân nơi đây.
  • 16
    2.2022
    Tọa lạc tại số 69 đường Tam Thai, phường An Tây, thành phố Huế là Di tích lịch sử Nghĩa địa và Chùa Ba Đồn (thường gọi là Chùa Ba Đồn). Mặc dù không có quy mô bề thế và khang trang như nhiều di tích và chùa ở Huế nhưng vốn nổi tiếng về sự linh thiêng, nơi đây là một trong những địa chỉ quen thuộc cho nhân dân Thừa Thiên Huế và du khách gần xa chiêm bái, nhất là mỗi dịp đầu xuân.
  • 10
    11.2021
    Chùa Thiền Lâm hay còn có tên gọi khác là Chùa Phật đứng - Phật nằm. Chùa tọa lạc trên ngọn đồi Quảng Tế, thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái Thevarada (Nam tông) tạo cho địa danh này trở thành một nét đẹp riêng tại cố đô. Chùa có không gian yên tĩnh, bình an nên thu hút được nhiều khách du lịch đến đây để tham quan và thư giãn.
  • 10
    11.2021
    Chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa cổ kính, mang đậm nét kiến trúc xưa cũ của cố đô Huế. Có lẽ vì chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời mà theo thời gian, nơi đây trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Cố đô thu hút nhiều du khách.
  • 3
    11.2021
    Trong suốt hành trình hơn 70 năm (1948-2021) chùa Phước Duyên không chỉ là một chốn Thiền môn trang nghiêm, thanh tịnh, là ngôi chùa bình dị, hài hòa như tinh hoa của đạo Phật thấm đẫm vào tâm hồn dân Việt mà chùa Phước Duyên còn được biết đến là một Đạo tràng Chánh niệm, nơi hội tụ nhiều Phật tử thuần thành, có học, có tu, có tâm nguyện trong sứ mệnh giúp đời, giúp người, một trung tâm tu học đông đảo của các thế hệ Thanh, thiếu nhi Phật tử tại Thừa Thiên Huế.
  • 1
    11.2021
    Hiện nay, chùa Báo Quốc là một ngôi chùa đẹp cổ kính, thiêng liêng không chỉ là nơi thờ tự mà còn là một trung tâm tu học ở Cố Đô Huế.
  • 1
    9.2021
    Những ngôi chùa gắn vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hào tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế. Ở Huế có rất nhiều chùa vì hơn 400 năm là thủ phủ của Phật Giáo. Dưới thời nhà Nguyễn có 4 loại chùa, đó là chùa Quốc tự, chùa tổ, chùa do các gia đình trâm anh thế phiệt hoặc các vị đại thần lập nên, và cuối cùng là chùa làng. Mỗi ngôi chùa lại có một câu chuyện...
  • Mặt đứng chùa Từ Hiếu
    18
    8.2021
    Chính điện hay còn gọi Đại Hùng bảo điện là ngôi điện thờ đức Đại Hùng, tức là đức Phật có đại-hùng, đại-lực và đại-từ-bi. Đó cũng là nơi hành lễ, cúng bái của các phật tử, hành khách trong các dịp quan trọng của ngôi chùa. Vị trí chính điện bao giờ cũng ở trung tâm khu đất và nằm trên trục chánh đạo với mặt bằng tổng thể chùa bố trí theo trục. Quy mô khối tích lớn nhất so với các khối còn lại.

    << < 1 2 > >>