menu_open
Dâu tiên xứ Truồi
Xem cỡ chữ:
Hàng năm cứ đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch là đến mùa Dâu tiên xứ Truồi. Những quả dâu tiên rất đặc biệt, dù chín nhưng vỏ bên ngoài vẫn có màu xanh, vị ngọt thanh khiến ai đã một lần ăn đều say mê.

Dâu Truồi ngon ngọt từ xưa, ai ăn một lần nhớ mãi không quên. Chẳng ai biết loại dâu này có mặt ở xứ Truồi từ đâu, khi nào và cũng không ai biết quả dâu này từng được gọi là dâu tiên. Chỉ biết khi sinh ra, trong lời ru tiếng hát của của các bà, các mẹ đã thoang thoảng hương dâu ngọt ngào.

Vào mùa dâu chín rộ, những cành dâu khin khít trái, trái buông xuống đeo bám quanh thân cây, quả nào cũng xanh da, tròn trĩnh trông rất bắt mắt. 

Dâu Truồi to chỉ bằng đầu ngón tay cái của người lớn. Ấy vậy mà cái vị ngọt thanh từ múi dâu trắng đục, mọng nước, hạt dẹp khiến nhiều ăn ngấu ăn nghiến, ăn đến quên cả nhả hột. Nếu là người “sành” dâu thì sẽ biết chọn những trái dâu có chấm son. Trong một chùm dâu xanh pha sắc hồng, trái nào có chấm son thì ăn ngọt hết sẩy.

Ý nghĩa dâu Truồi Phú Lộc

Không đơn thuần như những loại trái cây khác, dâu Truồi gắn bó với người dân xứ Truồi xưa nay. Quả dâu thường được dùng làm quà để đi thăm người thân ở xa, học trò trong xứ cũng thường dùng dâu để biếu thầy cô giáo dịp hè. Ngoài ra, quả dâu còn là lễ vật cúng gia tiên của người dân xứ Truồi trong dịp tết Đoan Ngọ.

Có một điều đặc biệt nữa là nếu dịp lễ ăn hỏi của nhà trai và nhà gái trúng vào mùa dâu chín thì quả dâu sẽ được chọn làm lễ vật với ý nghĩa độc đáo. Nếu nhà trai ở làng Truồi đi hỏi vợ làng khác thì người ta mang theo lễ vật, trong đó có một khay dâu chín để biếu nhà gái nhằm mong muốn chọn được cô dâu hiền thảo. Nếu như nhà trai ở nơi khác tới làng Truồi hỏi vợ thì nhà gái chọn những quả dâu có chấm son để mời họ hàng nhà trai với ý nghĩa là chọn những của ngon nhất để mời khách.

Các bài khác