menu_open
Luận đàm về giá trị của thơ thiền Việt Nam
Xem cỡ chữ:
Tiếp nối chuỗi hoạt động trong tuần lễ thơ thiền Việt Nam, sáng 26/3, toạ đàm về thơ thiền Việt Nam tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán đã khẳng định giá trị của thơ thiền nói riêng và văn hoá

Diễn giả, Thiền sư Lê Mạnh Thát chia sẻ tại buổi toạ đàm

Soi chiếu lại hành trình di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa Phật giáo chính là nền tảng, nội lực xuyên suốt, đóng góp những giá trị cốt lõi, vừa là định hướng vừa là bệ đỡ tinh thần, song hành cùng dân tộc không chỉ trong dân gian mà cả trong đời sống chính trị, kinh tế.

Những giá trị tinh thần, trí tuệ, tâm hồn hàng ngàn năm của người Việt đã được cô đọng vô cùng sâu sắc qua các bài thơ thiền của các vị thiền sư, chân tu, đạo hạnh và thể hiện đậm nét nhất qua các thời Lý - Trần, Lê - Nguyễn.

Các tham luận, ý kiến phát biểu tại buổi toạ đàm ôn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, khẳng định tinh thần, giá trị của thơ thiền trong lịch sử cho đến ngày nay.

Diễn giả, Thiền sư Lê Mạnh Thát từ góc nhìn lịch sử cho thấy tinh thần hộ quốc an dân của các vị đại sư. GS. TS. Thái Kim Lan với bề dày về triết học so sánh Đông Tây phân tích giá trị triết học nhận thức của các bậc thiền sư.

TS. Nguyễn Thị Tịnh Thy đánh giá giá trị văn học, thi ca từ thơ văn của các bậc thiền sư. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho mọi người thấy tâm hồn của các bậc thiền sư qua tiếng cười hóm hỉnh chốn thiền môn tại Huế vào thế kỷ XX…