menu_open
Nguồn gốc trang trí hoa mai trên kiến trúc cung đình Nguyễn
19/10/2022 4:10:24 SA
Xem cỡ chữ:
Hoa mai được đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu
Từ những năm cuối thế kỷ XVIII, hình tượng hoa mai đã được đặt và chọn vị trí hàng đầu trong trang trí tứ thời (tứ quý) - một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nền mĩ thuật cổ của người Việt.
Hoa mai được đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu

Giới thiệu:

Trang trí tứ thời (tứ quý) là một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nền mĩ thuật cổ của người Việt nhưng hình tượng tứ thời trong nghệ thuật tạo hình hầu như không được nhắc đến trong các tư liệu và thư tịch cổ. Trong khi đó, các biểu tượng của hình tượng này lại được nói đến khá nhiều trong thơ văn của Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi - các bậc danh nho thời Lê Sơ. Hình tượng tứ thời trong thơ văn của các bậc danh nho thời Lê Sơ là những biểu hiện cụ thể của hình tượng nghệ thuật mang tính cung đình. Tiếp đến giai đoạn vương triều Mạc (1527 - 1592), các cuộc nội chiến liên miên đã khiến cho nhà Mạc không thể định hình nền mĩ thuật nói chung và các hình tượng nghệ thuật như tứ thời nói riêng. Trong bối cảnh đó, nền nghệ thuật dân gian có cơ hội phục hưng và hình tượng tứ thời với tư duy của các nghệ nhân dân gian đã phát triển một cách tự do và tản mát ở nhiều loại đồ án trang trí kiến trúc, gốm và đồ gia dụng. Dưới thời Lê Trung Hưng, nền nghệ thuật cung đình của thời Lê Sơ đến giai đoạn này lại có dịp phục hồi. Từ đây, các hình tượng nghệ thuật như tứ quý, bát bửu...vừa được sử dụng trong cung vua, phủ chúa vừa phát triển rộng ra ngoài dân gian.

Từ những năm cuối thế kỷ XVIII hình ảnh hoa mai đã được dùng để xây dựng thành Mỹ Tho. Sử chép năm: “Nhâm tý, năm thứ 13 (1792)... Đắp thành Mỹ Tho (góc thành đắp như dáng hoa mai, chu vi 499 trượng), phát quan quân các dinh đến ứng dịch. Vua ngự đến xem”1. Hình tượng hoa mai vẫn được đặt và chọn vị trí hàng đầu trong bộ tứ thời. Tuy nhiên, hình tượng tứ thời thông qua tư duy của các nghệ nhân ở giai đoạn này hoặc thiếu hệ thống, hoặc không đủ bộ. Nhìn chung, lối sử dụng hình tượng tứ thời ở giai đoạn này còn tùy tiện. Chính vì sự phát triển mang tính tự do này mà các biểu tượng của hình tượng tứ thời trong nghệ thuật tạo hình ở các giai đoạn trước Nguyễn thường thiếu tính điển chế như các đồ án trang trí được thực hiện dưới thời Nguyễn. Chỉ đến khi hình tượng tứ thời chính thức được các vua Nguyễn sử dụng làm một trong những mô típ trang trí chủ đạo của chốn cung đình triều Nguyễn thì lúc đó tứ thời mới được định hình một cách rõ rệt và phát triển nở rộ thành những bộ tứ thời hoàn thiện như ta thấy ngày nay.

Nét đặc trưng:

Có thể nhận thấy các biểu tượng mai, trúc, cúc, tùng xuất hiện nhiều nhất. Trên các di tích trang trí tứ thời, biểu tượng mai đứng đầu trong bộ tứ thời (mai- liên- cúc- trúc); mai tượng trưng cho mùa xuân; liên (mùa hạ); cúc (mùa thu); trúc (mùa đông) hoặc bộ tứ quý (mai- lan- cúc- trúc). Bên cạnh đó, hoa mai gắn liền với  các đồ án: mai- thọ (mai và chữ thọ), mai - hạc (mai và chim hạc), mai - điểu (mai và chim), mai - thạch (mai và đá)… đều mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như trường thọ, hạnh phúc, quân tử, thanh bạch. Đây cũng chính là bốn loài cây đặc trưng cho bốn mùa trong năm của người Việt. Trong đó, mai là biểu tượng của mùa xuân vì hoa mai nở vào mùa xuân. Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ, cho một sức sống mãnh liệt.

Bên cạnh đó đây còn là một loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao và thuần khiết. Không ngoại trừ ý nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, hoa mai nhẹ nhàng đi sâu vào nghệ thuật tạo hình như một thú chơi tao nhã. Hoa mai được thể hiện trong các đồ án trang trí kiến trúc vừa mang ý nghĩa trang trí, làm đẹp vừa khắc sâu từng thớ gỗ cảm xúc, ý tình và những nét tự nhiên trong tâm thức con người. Nghệ nhân tiếp tục nhân cách hóa một loài hoa theo những quy ước đạo đức và quan niệm sống truyền thống: cành hoa mai hoặc cành hoa đào được biến đổi thành chim phụng (mai hóa kỳ lân)… Những nét khắc chạm tưởng vô tình mà hữu ý đó trước hết là thú chơi tao nhã của người nghệ sĩ, họ tự do phóng túng trong sáng tạo song tài biến chế lại là ở sự kết hợp thảo mộc với những con vật quyền năng kỳ bí. Loài hoa mai trở nên có đức tính ma thuật. Ngay từ xưa, người Trung Quốc đã coi mai là một vị thuốc quý, phòng ngừa và chống lại ma quỷ ác độc.

Ở Việt Nam, hoa mai là đức hạnh của người thiếu nữ: Lách mình vô bẻ bông mai/ Bẻ rồi, cửa đóng then gài, uy nghi. Hoa mai cũng chính là hiện thân của vẻ đẹp nữ nhi, mỏng manh nhưng kín đáo, ý nhị. Hoa mai cũng được gắn với nhiều biểu tượng khác để đề cao ý tưởng về vẻ đẹp nhân cách: mai - điểu là cây mai và những con chim; mai - hạc, cây mai và con chim hạc hoặc con cò trắng. Thân cò mảnh mai cần mẫn đối chỉnh với hoa mai nhẹ nhàng tinh khiết là vẻ đẹp tao nhã được đề cập nhiều trong các mảng đề tài trang trí kiến trúc. Sự biến thái của mô típ hoa mai trong trang trí kiến trúc được thiên biến vạn hình nhưng tựu chung vẫn là ý tưởng ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất con người, gắn với hình mẫu người phụ nữ duyên dáng, e ấp, thanh cao. Hình tượng hoa mai được kết hợp với dáng điệu sinh động trong từng vị trí kiến trúc, kể cả những chi tiết kiến trúc nhỏ nhất như trang trí ô thơ, cổ diềm …hoa vẫn cứ chúm chím, năm cánh hoa tròn trịa xinh xắn xòe nở năm hướng với những tua cánh thanh mỏng, điểm thêm những đốm nhỏ là nét chấm phá nhẹ nhàng. Hoa mai được thích ứng ngay cả khi ánh nắng gắt gao nhất. Chính những tia nắn