menu_open

Mật ong ruồi Nam Đông

Danh mục Sản phẩm chăn nuôi
Liên hệ

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Sản phẩm chăn nuôi
Doanh nghiệp:
Trọng lượng:
Đơn vị tính:
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

Với đặc thù miền núi, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 7.000 ha rừng tự nhiên, dưới tán rừng có nhiều loại cây quý hiếm như: bồ kết, bồ công anh, trinh nữ, chân chim, chạc chìu… Đặc tính sinh học của các loại cây này nếu nuôi ong, đặc biệt là giống ong nội địa (nhất là loài ong ruồi), thì rất thuận lợi để đàn ong phát triển và sẽ cho trữ lượng mật cao. Bên cạnh giống ong nội địa (nhất là loài ong ruồi), thì hai giống ong được người dân lựa chọn nuôi nhiều nhất là ong nhập từ Australia và Italia.

Giới thiệu về nghề nuôi ong lấy mật

Nuôi ong lấy mật là một nghề còn khá mới đối với người dân tỉnh Thừa Thiên Huế khi mới phát triển mạnh khoảng 3 – 4 năm trở lại đây, nhưng đã góp phần quan trọng để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Nhận thấy tiềm năng phát triển lớn, nên Hội Nông dân huyện Nam Đông đã xây dựng mô hình thí điểm tại 4 hộ, với 40 đàn ong giống từ năm 2015. Với sản lượng cho thu hoạch là 500kg mật, giá bán khoảng 120 triệu đồng, người dân huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nghề nuôi ong lấy mật.

Từ thành công bước đầu đó, năm 2017, Hội Nông dân huyện Nam Đông tiếp tục nhân rộng ra 8 hộ nuôi, với 80 đàn, sản lượng đạt 800 kg mật. Ong mật còn cho thêm các sản phẩm quý khác ngoài mật là sữa ong chúa, phấn hoa, keo ong, sáp ong và nọc ong. Những sản phẩm này rất quý trong phòng bệnh, chữa bệnh, và đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. 

Bên cạnh giống ong nội địa (nhất là loài ong ruồi), thì hai giống ong được người dân lựa chọn nuôi nhiều nhất là ong nhập từ Australia và Italy.

Hiện nay, nhiều người chọn giống ong được nhập từ Australia để nuôi. Giống ong nhập khẩu từ Australia cho sản lượng mật gấp hơn 2 lần so với các giống ong nội; đồng thời, hương vị của mật ong Australia cũng được ưa chuộng hơn nên bán được giá cao hơn so với mật của các giống ong khác.

Mùa Hè là vụ nuôi ong chính nên một tuần tiến hành lấy mật một lần. Với 500 tổ ong, mỗi đợt lấy mật cho sản lượng khoảng gần 2 tấn. Nếu thời tiết thuận lợi để các loài cây ra hoa nhiều và đàn ong phát triển tốt thì mỗi mùa hè nuôi ong kéo dài 4 tháng sẽ cho doanh thu khoảng 600 triệu đồng. Những nơi được nhiều người nuôi giống ong Australia lựa chọn nhất là vùng miền núi có trồng rừng kinh tế với các loại cây như keo, tràm, cao su...

Tại các địa phương có nhiều rừng keo, tràm như huyện Nam Đông; dọc theo tuyến đường La Sơn; các xã Lộc Sơn, Xuân Lộc, Lộc Bổn... của huyện Phú Lộc; Bình Thành, Bình Điền... của thị xã Hương Trà đã có hàng trăm trang trại, gia trại nuôi ong lấy mật.

Với các giống ong nhập từ Italia được phát triển mạnh ở huyện A Lưới, vùng gò núi thị xã Hương Trà... Hình thức nuôi ong phổ biến nhất theo mô hình trang trại hoặc gia trại. Nuôi theo quy mô trang trại thì có từ 500 đến 1.000 tổ ong, còn gia trại thì cũng từ 200 đến 300 tổ ong.

Bên cạnh đó, việc thành lập công ty để tổ chức nuôi và xuất khẩu mật ong cũng đem lại hiệu quả cao. Điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn ong mật Phương Nam đã tổ chức nuôi đến 25 trại ong ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) và xã Bình Điền (Hương Trà). Mỗi mùa, công ty ong mật Phương Nam thu được khoảng 200 tấn mật để xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản... đồng thời, giải quyết việc làm cho hằng trăm lao động địa phương.

Tại Thừa Thiên Huế, đến nay toàn tỉnh lúc cao điểm có 1.420 đàn ong được nuôi, sản lượng đạt 40- 50  tấn/năm.  Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để nuôi ong đạt hiệu quả… Theo đánh giá của các hộ nuôi ong, việc đầu tư nuôi ong đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho bản thân gia đình.Việc đưa đàn ong ngoại vào cơ cấu đàn ong  nuôi đã làm tăng thu nhập của người nuôi ong tăng từ 3-4 lần.

Nhằm bảo hộ đặc sản của địa phương, tránh sự lạm dụng và giả mạo sản phẩm, được sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, sản phẩm mật ong ruồi Nam Đông đã xây dựng nhãn hiệu tập thể và được Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế chứng nhận thương hiệu. 

Trên cơ sở đó, Hội Nông dân huyện đã xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ thương hiệu với những điều cần tuân thủ đối với người nuôi ong. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Nam Đông tiếp tục bổ sung sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, đáp ứng việc sử dụng nhãn hiệu; cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng. 

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong những năm qua, Hội nông dân đã tích cực phối hợp với địa phương trong việc nâng cao chất lượng đàn ong hiện có, phát triển thêm đàn ở các vùng có nhiều tiềm năng như Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới; coi trọng việc nâng cao kỹ thuật cho người nuôi ong. Các chi hội được đào tạo kỹ thuật viên, người nuôi ong được trang bị các kiến thức cơ bản như: quản lý, chăm sóc đàn ong, phương pháp tạo chúa, chia đàn, cách phòng trị bệnh và sinh vật hại, xây dựng một số kiểu thùng ong, làm thức ăn bổ sung cho ong, tìm hiểu về nguồn hoa nuôi ong, cách thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm ong.

Ngoài ra, Hội nông dân còn tạo điều kiện để hội viên chia sẻ kinh nghiệm, đầu vụ giúp nhau tạo chúa, xây tổ, xây đàn, kịp thời bổ khuyết, giúp nhau khắc phục những vướng mắc của từng gia đình, cuối vụ giúp nhau cách giữ đàn, vệ sinh thùng ong, nguồn hoa… 

Bên cạnh đó, Hội Nuôi ong tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp với Công ty ong Phương Nam tiến hành lập đề án nuôi ong và giải quyết đầu ra cho sản phẩm nuôi ong trên địa bàn tỉnh, tổ chức nuôi thử nghiệm và nhân rộng thành công mô hình nuôi ong ngoại. Thí điểm ban đầu 10 đàn ong ngoại ở Nam Đông và Bình Điền cho kết quả tốt, năng suất mật gấp 3- 4 lần ong nội. 

Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 150 hộ nuôi với gần 2.500 đàn ong ở Bình Điền, Nam Đông, Phú Lộc, Huế, Hương Thủy, và A Lưới; sản lượng mật ong đạt gần 75 tấn mật/năm. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình, nuôi ong còn làm gia tăng sự thụ phấn, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

Liên hệ mua hàng

Với đặc thù miền núi, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 7.000 ha rừng tự nhiên, dưới tán rừng có nhiều loại cây quý hiếm như: bồ kết, bồ công anh, trinh nữ, chân chim, chạc chìu… Đặc tính sinh học của các loại cây này nếu nuôi ong, đặc biệt là giống ong nội địa (nhất là loài ong ruồi), thì rất thuận lợi để đàn ong phát triển và sẽ cho trữ lượng mật cao. Bên cạnh giống ong nội địa (nhất là loài ong ruồi), thì hai giống ong được người dân lựa chọn nuôi nhiều nhất là ong nhập từ Australia và Italia.
Khám phá Huế tổng hợp