menu_open

Áo dài Huế, ký ức vàng son

Danh mục Tin tức

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Tin tức
Doanh nghiệp:
Trọng lượng:
Đơn vị tính:
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

Những thập niên 70 ở Huế, phụ nữ ra khỏi nhà với tà áo dài là điều không bàn cãi. Mà đâu chỉ có các cô, các chị công chức, giáo viên mới mặc áo dài ra đường đâu, từ chị bán gánh chè, o mua ve chai, rồi người đi chợ..., áo dài một thời đã trở thành thường phục của phụ nữ Huế khi ra khỏi nhà. Chiếc áo dài lam khi đi chùa, áo dài màu sẫm khi ra chợ, tà áo trắng, áo xanh thẫm của nữ sinh Đồng Khánh, Thành Nội… đã đi vào thi ca, làm say đắm bao lòng người. Áo dài Huế không chỉ là trang phục mà đã trở thành hồn cốt của Huế, của phụ nữ Huế, là giá trị nhân văn của vùng đất Cố đô. Tà áo dài đã đi vào cuộc sống người Huế như con người sinh ra phải ăn, phải mặc.

Học sinh trên đường quê

Chúng ta ngưỡng vọng Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát - người đã khai sinh áo dài để Huế tự hào là cái nôi của áo dài Việt. Thăng trầm lịch sử cũng là nỗi niềm buồn vui của áo dài. Như là chứng nhân của lịch sử, áo dài phải được thăng hoa trong cuộc sống đương đại để kể cho mọi người những câu chuyện đẹp về một thuở vàng son. Cám ơn các thế hệ nữ sinh Đồng Khánh, Thành Nội trong tà áo dài quyến rũ đã làm cho tím Huế thăng hoa. Dòng thời gian cứ trôi, nhìn lại Huế mình đẹp kiêu sa với bóng dáng áo dài, thấy không phô trương mà sang trọng lạ thường.

Du khách tham quan Chợ Đông Ba

Áo dài là biểu tượng văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam. Tôn vinh nét đẹp áo dài Việt Nam, áo dài Huế nhằm góp phần khôi phục thói quen mặc áo dài trong sinh hoạt đời thường, khi đến công sở, trong dịp lễ, sự kiện quan trọng của năm. Thông qua phong trào mặc áo dài góp phần định hướng áo dài trở thành một xu hướng thời trang của giới trẻ và những người yêu áo dài.

Ngày hội áo dài là dịp tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Huế trong tà áo dài thuớt tha; là cơ hội để chúng ta giới thiệu với bạn bè giá trị trường tồn của áo dài Việt Nam, là dịp tôn vinh các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân góp phần bảo tồn và phát triển áo dài Việt Nam, tạo môi trường giao lưu văn hóa giữa công chúng và nhà thiết kế, văn nghệ sĩ... Từ đó, đưa áo dài gắn bó, gần gũi hơn với người dân.

Dấu ấn áo dài trên cầu gỗ Lim

Một ngày toàn dân mặc trang phục áo dài để lan tỏa thông điệp “Huế - Kinh đô áo dài”, như một lời hứa với tiền nhân là chúng con vẫn đang chắt chiu, giữ gìn bản sắc văn hóa, những giá trị nhân văn của tổ tiên để lại, để các thế hệ mai sau luôn tự hào áo dài Huế - một thuở vàng son.

Nội dung: PHAN NGỌC
Ảnh: BẢO MINH
Trình bày: LÊ QUANG

Liên hệ mua hàng

Ký ức áo dài trong tôi đơn giản là hình ảnh mạ tôi với chiếc áo dài, cứ tờ mờ sáng đã vội vội vàng vàng tay quắp giỏ, tay kia vơ vội chiếc áo dài lam, vừa đi vừa mặc cho kịp phiên chợ. Và cứ thế, theo thời gian, tà áo dài của phụ nữ Huế, qua hình dáng của mạ đã đi vào trong tôi một cách tự nhiên.
Áo dài-biểu tượng văn hóa Huế
Áo dài-biểu tượng văn hóa Huế
Báo Thừa Thiên Huế Online