menu_open

Ca Huế - Giá trị, định hướng bảo tồn và phát huy

Danh mục Văn hóa - Nghệ thuật

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Văn hóa - Nghệ thuật
Doanh nghiệp:
Ca Huế
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

 

Hội thảo thu nhận được nhiều đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu

TS. Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cho biết: Đây là Hội thảo khoa học có quy mô quốc gia đầu tiên về Ca Huế, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của 25 nhà nghiên cứu, nhà quản lý là các chuyên gia trong và ngoài tỉnh tham gia. Các tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu và sưu tầm tài liệu để có những đóng góp khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Ca Huế và đề xuất các giải pháp nhằm định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế.

Ca Huế được phát sinh vào khoảng thế kỷ thứ XVII, trở thành thú chơi tao nhã của các hoàng thân quốc thích, gia đình danh gia vọng tộc trong suốt thời gian dài khi Huế là thủ phủ xứ Đàng Trong, sau đó là kinh đô của cả nước dưới triều Nguyễn, đạt đến đỉnh cao từ thời Minh Mạng (1820-1840) đến thời Tự Đức (1848-1883).

Một số hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Hội thảo. Ảnh trên: Đàn tỳ bà của NSƯT Trần Kích (sử dụng trong khoảng thời gian 1970-2011). Ảnh dưới: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đoàn Ca kịch Huế tại Hà Nội năm 1960.

Ca Huế phát sinh từ trong cung đình, sau đó mới lan tỏa ra dân gian, hòa quyện với dòng âm nhạc dân gian Huế đang khởi sắc, tạo nên bản sắc mang tính địa phương rõ nét với hai làn điệu chính: điệu Bắc (Khách) và điệu Nam.

Cùng với ca trù miền Bắc, đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế là một trong ba thể loại nhạc thính phòng đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, đứng thứ hai về bề dày lịch sử, và là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình.

Cùng với Ca Huế thính phòng, hiện nay, Ca Huế trên sông Hương đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với du khách khi đến với Cố đô. 

Cũng trong buổi hội thảo, có rất nhiều ý kiến thiết thực về vấn đề làm sao để bảo tồn và phát huy được hết những giá trị vốn có của Ca Huế như: “nên đưa Ca Huế vào giảng dạy trong trường học” (NGƯT Cao Chí Hải, phó Giám đốc Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế); “nên tái hiện dạng phim trường một buổi ca Huế thực sự, trong những bối cảnh khác nhau: một buổi chúc thọ, tiệc mừng hay sự hội ngộ ngẫu hứng của một nhóm nghệ sĩ tâm giao…” (Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, nguyên Phân viện trưởng Phân viện VHNTQGVN tại Huế) hay cần “chú trọng đến yếu tố gia truyền”; “xây dựng đội ngũ tác giả viết lời mới cho Ca Huế”…

Một tiết mục trong chương trình tôn vinh Ca Huế "Âm sắc Hương Bình" vừa diễn ra tại kỳ Festival Huế 2014 (Ảnh: Ngọc Bích).

Việc Ca Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ tạo cơ hội để tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, qua đó, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, khẳng định vị thế của Trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, là thành phố Văn hóa của ASEAN. Đây cùng là điều kiện cần thiết để hoàn chỉnh các bước xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Được biết, Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ diễn ra vào lúc 19h30 ngày 22/9 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, Tp. Huế).

Liên hệ mua hàng

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế tổ chức, vừa diễn ra sáng ngày 22/9 nhân dịp di sản Ca Huế được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/06/2015.
Khám phá Huế