menu_open

Ra mắt Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ số 3: Bước tiến mới trong mạng lưới thu gom phế liệu thông minh tại Thành phố Huế

Danh mục Giáo dục - Y tế

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Giáo dục - Y tế
Doanh nghiệp:
Trọng lượng:
Đơn vị tính:
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

Hiện đại hóa nghề thu gom phế liệu cùng mô hình "ve chai công nghệ"

Với 10 thành viên hoạt động tại các địa bàn như Vỹ Dạ, Phú Xuân, Thuận Hóa, tổ hợp tác số 3 tiếp tục kế thừa và phát triển mô hình “ve chai công nghệ” thông qua ứng dụng mGreen Collector. Ứng dụng này cho phép người dân đặt lịch thu gom rác tái chế, trong khi người thu gom có thể tiếp nhận đơn hàng, phân loại rác, theo dõi lịch sử giao dịch và dòng tiền một cách thuận tiện.

Ngoài ra, việc thanh toán linh hoạt qua điểm mGreen (1 điểm = 1 đồng) tạo nên một hệ sinh thái minh bạch, hiện đại và tiết kiệm chi phí.

ra mắt,  tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, ve chai công nghệ, thu gom phế liệu thông minh, ứng dụng mGreen, mGreen Collector, Trần Thị Thoa, Giám đốc Dự án mGreen Huế, Huế đô thị giảm nhựa, mô hình sinh kế tuần hoàn, phân loại rác tại nguồn, thành phố xanh quốc gia, thành phố Huế, WWF Việt Nam
Lễ ra mắt nhận được sự quan tâm tham dự của lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, Hội LHPN VN Thành phố, các phường/xã và các thành viên tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ

Trước đó, vào năm 2023, Dự án TVA đã thành lập hai Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ tại phường An Đông (nay là phường An Cựu) và Hương Sơ (nay là phường Hương An). Các Tổ hợp tác này đã nhanh chóng làm chủ ứng dụng mGreen Collector, qua đó nâng cao hiệu quả thu gom và cải thiện sinh kế cho người lao động trong lĩnh vực thu mua phế liệu.

Niềm vui của các thành viên Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ khi thu gom tập trung được số lượng rác thải lớn mà không tốn nhiều công sức
Niềm vui của các thành viên Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ khi thu gom tập trung được số lượng rác thải lớn mà không tốn nhiều công sức nhờ ứng dụng mGreen Collector

Chia sẻ những trải nghiệm thực tế sau một thời gian đồng hành cùng mô hình ve chai công nghệ, chị Trương Thị Xuân Hằng (thành viên Tổ hợp tác Hương Sơ, nay là phường Hương An) cho biết: Một trong những khó khăn lớn nhất ban đầu chính là quãng đường thu gom dài, nhưng khối lượng rác lại ít. Có những ngày chúng tôi đi hơn 5–10km nhưng chỉ nhận được 2–3kg rác. Điều đó ảnh hưởng lớn đến công sức và hiệu quả làm việc. Từ thực tế này, chúng tôi đã chủ động đề xuất mGreen điều chỉnh chính sách nhận đơn tối thiểu từ 5kg, sau đó nâng lên 10kg. Nhờ sự tiếp thu từ dự án, việc thu gom trở nên hợp lý hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.”

ra mắt,  tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, ve chai công nghệ, thu gom phế liệu thông minh, ứng dụng mGreen, mGreen Collector, Trần Thị Thoa, Giám đốc Dự án mGreen Huế, Huế đô thị giảm nhựa, mô hình sinh kế tuần hoàn, phân loại rác tại nguồn, thành phố xanh quốc gia, thành phố Huế, WWF Việt Nam
Kết nối thu gom rác thải trong các trường học trên địa bàn Thành phố Huế

Tại chương trình, chị Hồ Phương Uyên Nhi, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phường An Cựu cũng có những chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai hoạt động của Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ phường An Đông (nay là phường An Cựu). Cùng với sự đồng hành của chính quyền địa phương, sự chủ động tích cực của từng thành viên tổ cũng như có sự phân công, lập kế hoạch rõ ràng, đời sống vật chất và tinh thần của các chị em trong Tổ ngày càng được nâng cao, công việc cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều so với trước đây chưa biết và ứng dụng đến công nghệ.

Tiến tới mục tiêu “mỗi phường, xã một người ve chai công nghệ”

Phát biểu tại chương trình Lễ ra mắt, Bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Giám đốc Dự án TVA đánh giá cao sự đồng hành của các thành viên các Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu trong thời gian qua cùng Dự án, đồng thời nêu ra những cơ hội và thách thức của Tổ trong bối cảnh sáp nhập các xã phường dẫn đến việc mở rộng địa bàn thu gom rác thải; Đồng thời kỳ vọng việc thành lập Tổ hợp tác số 3 lần này là dấu mốc quan trọng, góp phần mở rộng mạng lưới ve chai công nghệ trên toàn địa bàn. Nếu như trước đây, người dân chỉ có thể đặt lịch thu gom qua ứng dụng tại một số phường như Phú Xuân hay Thuận Hóa, thì nay, toàn bộ 40 phường, xã của TP. Huế sẽ dần được kết nối với người thu mua phế liệu thông qua nền tảng số hiện đại, góp phần thúc đẩy một đô thị xanh - sạch - tuần hoàn.

ra mắt,  tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, ve chai công nghệ, thu gom phế liệu thông minh, ứng dụng mGreen, mGreen Collector, Trần Thị Thoa, Giám đốc Dự án mGreen Huế, Huế đô thị giảm nhựa, mô hình sinh kế tuần hoàn, phân loại rác tại nguồn, thành phố xanh quốc gia, thành phố Huế, WWF Việt Nam
Bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Giám đốc Dự án TVA phát biểu tại Lễ ra mắt tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu số 3 tại TP. Huế

Được biết, mGreen là đơn vị tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ trong các dự án phân loại rác tại nguồn, thu gom rác tái chế và quản lý rác thải hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, mGreen cũng là đơn vị được các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu uỷ quyền tổ chức thực hiện thu gom, tái chế bao bì, sản phẩm trong việc thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Trong khuôn khổ chương trình, Bà Trần Thị Thoa, Giám đốc Điều hành Doanh nghiệp xã hội mGreen cũng chia sẻ đến các thành viên Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu về sự đồng hành và những cơ hội trong quá trình các thành viên thực hiện công việc, trong đó có việc hỗ trợ giá thu gom và tái chế trong EPR, giúp các thành viên yên tâm gắn bó với công việc.

Bà Trần Thị Thoa, Giám đốc điều hành Dự án mGreen giới thiệu về các hoạt động hỗ trợ, đồng hành và định hướng phát triển Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ tại Thành phố Huế
Bà Trần Thị Thoa, Giám đốc điều hành Doanh nghiệp xã hội mGreen giới thiệu về các hoạt động hỗ trợ, đồng hành và định hướng phát triển Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ tại Thành phố Huế

Sự ra đời của Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu số 3 không chỉ góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, nâng cao tỷ lệ rác tái chế, mà còn giúp chính quyền địa phương thúc đẩy mô hình sinh kế bền vững, công bằng và ứng dụng công nghệ thân thiện.

ra mắt,  tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, ve chai công nghệ, thu gom phế liệu thông minh, ứng dụng mGreen, mGreen Collector, Trần Thị Thoa, Giám đốc Dự án mGreen Huế, Huế đô thị giảm nhựa, mô hình sinh kế tuần hoàn, phân loại rác tại nguồn, thành phố xanh quốc gia, thành phố Huế, WWF Việt Nam
Thành phố Huế đang tiến tới mục tiêu mỗi phường, xã một người ve chai công nghệ.

Liên hệ mua hàng

Với mục tiêu mở rộng mạng lưới ve chai công nghệ trên toàn thành phố Huế, sáng ngày 18/7/2025, Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (Dự án TVA), do WWF-Na Uy tài trợ thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và được UBND thành phố Huế tiếp nhận, phối hợp với Sáng kiến mGreen tổ chức Lễ ra mắt Tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu số 3 tại TP. Huế.
Ra mắt tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu số 3 Thành phố Huế
Ra mắt tổ hợp tác nghề ve chai công nghệ, thu gom phế liệu số 3 Thành phố Huế
Bài, ảnh: Ngọc Bích - Thanh Thi
Khám phá Huế tổng hợp
EMC Đã kết nối EMC