menu_open

Chè Huế

Danh mục Điểm ăn uống

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Điểm ăn uống
Doanh nghiệp:
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

Chè Huế

"36 thứ chè"

Theo các nhà nghiên cứu Huế thì chè Huế là món ăn có từ lâu đời trên vùng đất Phú Xuân, là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật chế biến Chăm Pa và món ăn truyền thống Việt để tạo nên một trong ngũ vị đặc trưng (mặn - ngọt - chua - cay - đắng) của ẩm thực Huế.

Chính vì thế trong cung nội, chè là món tráng miệng không thể thiếu trong các bữa ngự thiện của các vua triều Nguyễn (1802-1945), còn ngoài dân gian thì chè không chỉ là món ăn được ưa thích hàng ngày của người già, trẻ nhỏ, mà còn là món được dùng để cúng tế nhân các ngày lễ, tết, mồng một, ngày rằm như món quà dân dã ngọt ngào dâng lên tiền nhân.

Nguyên liệu

Huế có rất nhiều loại chè khác nhau, loại nào cũng đầy ắp hương vị thơm ngon riêng và rất hấp dẫn. Nhiều đến nỗi người ta ví von nếu Hà Nội có 36 phố phường thì xứ Huế cũng có đến... 36 thứ chè.

Về chè đậu thì có đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, đậu quyên, đậu ngự… Riêng đậu xanh đã có đến mấy loại như chè đậu xanh hột, chè đậu xanh đánh, chè bông cau... chưa kể còn có các kiểu kết hợp khác.

Với các loại củ có tinh bột thì có chè thì có chè bột lọc bọc dừa, chè bột lọc bọc thịt quay, chè khoai tía với màu tím thơ mộng, chè môn sáp vàng vừa bở vừa thơm…

Nếu tính về trạng thái thì chè cũng có 2 loại, chè nước và chè đặc. Chè nước là những loại chè không bỏ thêm bột vào đó, có dạng nước như chè đậu xanh hột, chè hạt sen, chè đậu đỏ…Chè đặc là chè khi nấu người ta thêm một ít bột vào để cho chè có độ dẻo, độ sánh.

Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng với các loại chè như: Chè bắp, chè hạt sen, chè cung đình, chè lục tàu xá... Mỗi loại chè là một hương vị riêng tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực của mảnh đất cố đô.

Chế biến

Để có được những chén chè, ly chè mang đậm chất Huế, người nội trợ phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu tỷ mỉ từ chọn nguyên liệu, chuẩn bị gia vị, hương liệu, rồi mới bắt tay chế biến... sao cho nhìn vào chén chè, ly chè trong suốt, dẻo quánh hấp dẫn, hương vị ngọt ngào mời gọi quyến rũ không nếm thử không chịu được.

Với các loại đậu khô (như đậu đỏ, đậu quyên, đậu ván, đậu đen…), dù nấu cả vỏ hay bóc vỏ thì khi chế biến đều phải ngâm qua nước lạnh cho hạt đậu nở đều, hút nước trở về trạng thái ban đầu. Nếu không ngâm nước lạnh vài giờ rồi nấu, khi hạt đậu vừa chín bên ngoài cho đường vào dễ trân lại, do bên trong hạt đậu chưa hút đủ lượng nước khi nấu, nên hạt đậu sẽ uống tiếp tạo nên sự co cứng lại. Để làm cho loại chè hạt đậu khô này mềm mại, hạt nở đều không nát bể trong chén chè nước, người ta cho hạt vào soong (sau khi ngâm nước lạnh rồi) nấu vừa sôi đều đậy vung hạ lửa nhỏ cho hạt chín từ từ. Nếu nấu lửa lớn nước sôi mạnh lực các hạt nước đánh mạnh vào bên ngoài làm cho hạt vỡ nát nhưng bên trong chưa đủ thời gian hút nước chín mềm, khi bỏ đường vào dễ bị cứng lại.

Chè Huế không chỉ nổi tiếng vì ngon, cầu kỳ mà còn rất rẻ. Giá dao động từ 7 - 15 ngàn đồng/ly.

Chè Huế không chỉ được người Huế ưa thích, mà du khách đã đến đây, đã một lần được thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên cái hương vị đặc trưng của các loại chè Huế ngọt, thanh, thơm dịu, béo, bùi hoà quyện trong mỗi miếng ăn.

Thưởng thức

Địa chỉ gợi ý

Chè Hẻm (Kiệt 1 số 29 Hùng Vương)

Chè Cung Đình (31 Nguyễn Huệ)

Chè mệ Tôn Đích (công viên Thương Bạc)

Chè ông Lạc (đường Tùng Thiện Vương)

Liên hệ mua hàng

Theo các nhà nghiên cứu Huế thì chè Huế là món ăn có từ lâu đời trên vùng đất Phú Xuân, là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật chế biến Chăm Pa và món ăn truyền thống Việt để tạo nên một trong ngũ vị đặc trưng (mặn - ngọt - chua - cay - đắng) của ẩm thực Huế. Chính vì thế trong cung nội, chè là món tráng miệng không thể thiếu trong các bữa ngự thiện của các vua triều Nguyễn (1802-1945), còn ngoài dân gian thì chè không chỉ là món ăn được ưa thích hàng ngày của người già, trẻ nhỏ, mà còn là món được dùng để cúng tế nhân các ngày lễ, tết, mồng một, ngày rằm như món quà dân dã ngọt ngào dâng lên tiền nhân.
Khám phá Huế tổng hợp