menu_open
Phủ Tùng Thiện Vương
Xem cỡ chữ:
Nếu như các phủ đệ khác đều được xem như biệt phủ của các ông hoàng, bà chúa thì phủ Tùng Thiện Vương là nơi lui tới đàm đạo thơ văn giữa các Nho sĩ đương thời, các tao nhân mặc khách.
Địa chỉ: Số 91 Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế

Giới thiệu:

Cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Tây – Tây Nam, Phủ Tùng Thiện Vương là phủ đệ của Nguyễn Phúc Miên Thẩm, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng và là em trai của vua Thiệu Trị. Sinh thời, ông nổi tiếng là một người người giỏi thơ, hay chữ, từ năm 7 tuổi, Tùng Thiện Vương đã theo học thơ, 12 tuổi đã hay thơ, làm gần 2000 bài, có bài dài đến 162 vần. Là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn nên ông còn được xếp vào một trong Nguyễn triều Tam Đường và là một nhà thơ lớn trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. 

Có có diện tích khuôn viên tổng thể 76m*21m = 1596m2, trong đó diện tích di tích kiến trúc gần 300m2 , không gian xung quanh phủ là vườn tược xanh tươi, nơi đây được cho là vương quốc của cây hoa phấn, bí quyết làm đẹp của nữ giới xưa và có cây mai hơn 130 tuổi cho chính tay Tùng Thiện Vương trồng. Phủ Tùng Thiện Vương còn lưu giữ 1.000 văn bản Hán - Nôm của vị vương gia được Minh Mạng phong tặng là Thi Ông.

Lịch sử hình thành:

Quá trình thành lập phủ Tùng Thiện Vương có thể kể bắt đầu năm Kỷ Hợi (1838) sau khi được phong tước Tùng Quốc Công, ông được lập phủ đệ ở ngang phủ đệ Tuy Lý Vương tại phường Liêm Năng trong Kinh thành, phía đông Lục Bộ (nay thuộc phường Thuận Thành). Tuy nhiên vì thích thú với cảnh đẹp của sông Lợi Nông (tên gọi trước kia của sông An Cựu), ông cho dời phủ đệ từ phường Liêm Năng đến bờ Bắc con sông ấy, đắp núi, đào hồ, dựng phủ mới đặt tên là “Ký Thưởng Viên”.

Năm 1846, Tùng Quốc công Miên Thẩm đã bỏ tiền riêng mua một khoảnh đất rộng ở bên dòng sông Lợi Nông (sông An Cựu), tự tay kiến thiết, xây dựng, đắp núi đào hồ, lập nên Tiêu viên và rước mẹ là bà Thục tân Nguyễn Thị Bảo từ trong Đại Nội về đây để ông chăm sóc, phụng dưỡng.

Năm 1849, Tiêu viên được đổi tên thành Ký Thưởng viên.

Năm 1870, Thi Ông Miên Thẩm qua đời, Ký Thưởng viên trở thành Tùng Thiện vương từ, thường được gọi là phủ Tùng Thiện vương. Đây là nơi thờ phụng Thi Ông và thân quyến của ông. Những lầu tạ, đình các, thư hiên… trong Ký Thưởng viên xưa không còn nữa, thay vào đó là hai tòa phủ thờ: tòa phía trước thờ bà Thục tân Nguyễn Thị Bảo, thân mẫu của Tùng Thiện vương; tòa phía sau thờ Thi Ông và các thành viên trong gia quyến.

Nét đặc trưng:

Phủ Tùng Thiện Vương là một vương phủ bề thế và quy mô, cả trong lẫn ngoài có đến 16 công trình kiến trúc, như: Thương Hà Bạch Lộ đường (nơi tiếp đãi sĩ phu, cũng là nơi tiếp nhận các bản thảo thi văn của vua Tự Đức do Thị vệ chuyển từ Đại Nội sang để Tùng Quốc công nhuận sắc giúp vua), Mô trường (nơi Tùng Quốc công cùng các huynh đệ, bằng hữu, con cháu, học trò ngâm vịnh thi phú), Bạch Bí (nơi ở của các bà vợ của Tùng Quốc công), Tùng Vân (thư phòng để thơ văn và bút nghiên), Cổ Cầm đình (nơi Tùng Quốc công đàn hát, đánh cờ, chơi mạt chược với gia nhân và bằng hữu), Mặc Vân sào (nơi lưu trữ và tra cứu kinh, sử, tử, truyện của Nho giáo), Xuy Tiêu ủy (nơi Tùng Quốc công thường thổi sáo trúc cùng các nghệ nhân), Sở Tụng đình (vườn trồng cam, quýt, bưởi, phật thủ…), Hàn Lục hiên (vườn trồng hoa), Vô Phi tân tạ (nhà tắm nằm bên cạnh hồ nước có dựng giả sơn), Nhất Quyên thạch (cầu đá được bắc qua hồ nước để ngắm cảnh), Không Minh bộ (đường đi dạo quanh Ký Thưởng viên), Thanh Tịnh thối (cửa đi vào phủ, về sau đổi gọi là Tùng Thiện vương từ môn), Bến phủ (bến nước trước phủ, dân gian vẫn gọi là “bến phủ Tùng”, nơi có chiếc thuyền buồm nhỏ để Tùng Quốc Công dạo chơi trên sông Lợi Nông và sông Hương)... Bởi vậy, nếu như các phủ đệ khác đều được xem như biệt phủ của các ông hoàng, bà chúa thì phủ Tùng Thiện Vương là nơi lui tới đàm đạo thơ văn giữa các Nho sĩ đương thời, các tao nhân mặc khách, trong đó phải kể đến Khâm sứ triều đình mãn Thanh Lao Sùng Quang cũng vì mến mộ tài năng của chủ nhân mà tới đây đàm đạo văn chương, thế sự.

Kiến trúc:

Ký Thưởng viên (nay là Phủ Tùng Thiện vương) là một vương phủ bề thế và quy mô, cả trong lẫn ngoài có đến 16 công trình kiến trúc, như: Thương Hà Bạch Lộ đường (nơi tiếp đãi sĩ phu, cũng là nơi tiếp nhận các bản thảo thi văn của vua Tự Đức do Thị vệ chuyển từ Đại Nội sang để Tùng Quốc công nhuận sắc giúp vua), Mô trường (nơi Tùng Quốc công cùng các huynh đệ, bằng hữu, con cháu, học trò ngâm vịnh thi phú), Bạch Bí (nơi ở của các bà vợ của Tùng Quốc công), Tùng Vân (thư phòng để thơ văn và bút nghiên), Cổ Cầm đình (nơi Tùng Quốc công đàn hát, đánh cờ, chơi mạt chược với gia nhân và bằng hữu), Mặc Vân sào (nơi lưu trữ và tra cứu kinh, sử, tử, truyện của Nho giáo), Xuy Tiêu ủy (nơi Tùng Quốc công thường thổi sáo trúc cùng các nghệ nhân), Sở Tụng đình (vườn trồng cam, quýt, bưởi, phật thủ…), Hàn Lục hiên (vườn trồng hoa), Vô Phi tân tạ (nhà tắm nằm bên cạnh hồ nước có dựng giả sơn), Nhất Quyên thạch (cầu đá được bắc qua hồ nước để ngắm cảnh), Không Minh bộ (đường đi dạo quanh Ký Thưởng viên), Thanh Tịnh thối (cửa đi vào phủ, về sau đổi gọi là Tùng Thiện vương từ môn), Bến phủ (bến nước trước phủ, dân gian vẫn gọi là “bến phủ Tùng”, nơi có chiếc thuyền buồm nhỏ để Tùng Quốc công dạo chơi trên sông Lợi Nông và sông Hương)…

Ký Thưởng viên không phải là một vương phủ kín cổng cao tường như các phủ đệ khác. Đây là chốn tụ hội của giới văn nghệ sĩ xứ Huế đương thời, nơi gặp gỡ của tao nhân mặc khách: “Không ngày nào số văn nhân hội họp không dưới nửa trăm người. Tùng Thiện vương cũng như một vị Mạnh Thường Quân nho nhỏ”. Chính tại Ký Thưởng viên, Tùng Quốc công đã lập nên Tùng Vân thi xã, về sau đổi thành Mặc Vân thi xã, quy tụ các văn nhân tên tuổi ở Huế đô, cùng nhau sáng tác và ngâm vịnh thi phú.

Video Youtube:

Bản đồ: