Mè xửng - Đặc sản Huế phải mua về
Mè xửng là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế và là một trong những món đặc sản Huế nên mua về làm quà. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân cố kinh đã tạo nên loại kẹo nức danh thiên hạ này bằng những nguyên vật liệu quen thuộc của đất cát miền Trung. Mè xửng có rất nhiều loại: Mè xửng gói, Mè xửng hộp, Mè xửng giòn, Mè đen. Ngày nay, ở thành phố Huế có hàng chục cơ sở sản xuất mè xửng: Song Hỷ, Thiên Hương, Thông Hương, Thanh Bình, Song Nhân, Nam Thuận, Hồng Thuận … Đa số những cơ sở này đều mở cửa cho khách du lịch.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Mè xửng Thiên Hương
- Mè xửng Nam Thuận
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
2. Nem và Tré - Đặc sản Huế cực hấp dẫn
Nem - chả - tré xứ Huế (Ảnh: dongbahue.com)
Nem Huế khác với nem miền Bắc và nem miền Nam ở cách nêm gia vị. Không bao giờ ta gặp một lọn nem Huế lại không có một hạt tiêu tròn ở giữa. Các mùi vị đều hòa tan trong lọn nem xinh xắn. Thực lòng khó cản được sự háo hức của vị giác khi thấy từng lọn nem chua ửng hồng xếp thành vòng tròn trong lòng đĩa mời gọi. Đi Huế nhất định phải mua về vài lọn nem như một món đặc sản Huế đãi bạn bè đồng nghiệp.
Tré Huế thơm ngon cũng là ở nghệ thuật nêm gia vị và cách thực hiện khá công phu tỉ mỉ.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Cửa hàng Nem, Chả, Tré Đông Ba (25 Đào Duy Từ, Tp. Huế)
Điện thoại: 0234.3527546 - Mobile: 098.3527546
E-mail: nemchatre.dongba@gmail.com
- Tiệm Nem, Tré Hảo Hảo ở đường Đào Duy Từ, góc giao múi cầu và cửa Đông Ba (lâu năm và nổi tiếng)
- Tiệm Nem, Tré bà Ngôn, qua Đập Đá, đi về hướng đường Nguyễn Sinh Cung (đối diện chợ Vỹ Dạ)
- Ngoài ra, khách có thể mua Nem, Tré ở chợ Đông Ba – nơi bán đầy đủ các đặc sản Huế hoặc các khu chợ lớn khác như An Cựu, Bến Ngự…
3. Hạt sen – “thức quà” đặc trưng xứ Huế
Bắt đầu từ tháng 5, du khách có thể đến Huế để ngắm các hồ sen thi nhau nở bông thơm ngát. Một thời, sen Hoàng thành, sen Tịnh Tâm đã đi vào thơ ca nhạc họa cũng bởi vẻ đẹp riêng có. Hạt sen Huế có vị cũng rất đặc trưng, sen tươi ăn sẽ ngon hơn sen khô nhiều, vị bùi bùi, béo béo của hạt sen đã làm cho bao nhiêu người phải nhớ mãi.
Nếu mua về làm quà mà sợ cồng kềnh, bạn có thể ghé tham quan chợ Đông Ba ở đây rất nhiều hàng bán hạt sen khô. Hiện nay hạt sen khô được bán ở nhiều nơi, ở các địa điểm du lịch, các chợ của Huế. Đặc biệt nó được bán nhiều nhất ở chợ Đông Ba, với nhiều loại khác nhau.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Sen được bày bán trước hồ Tịnh Tâm
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
4. Kẹo cau – “đặc sản tuổi thơ” xứ Huế
Kẹo cau là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, phần ngoài màu trắng là thịt cau, làm bằng bột trộn đường, tuy nhiên nó lại trở thành một trong những món đặc sản Huế đáng ăn nhất. Kẹo cau được làm thành miếng như miếng cau mới bổ, gói trong giấy bóng kiếng sạch sẽ. Thứ kẹo này thường được ngậm mà ăn chứ không nhai vì cũng khá cứng.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
5. Bưởi Thanh Trà - Trái cây đặc sản Huế
Bưởi Thanh Trà không còn là đặc sản riêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà nó trở thành đặc sản Huế mà nhiều người biết đến. Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước. Bưởi thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái, mà thơm từ vỏ, từ lá, tất nhiên cả hoa thanh trà… Bạn có thể đến trực tiếp các nhà vườn ở ven sông Ô Lâu, sông Bồ, Sông Hương để tham quan vườn thanh trà cũng như mua loại trái cây đặc sản này.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Mua trực tiếp ở nhà vườn Thủy Biều – Kim Long – Huế
- Chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu…
6. Mắm sò Lăng Cô - Đặc sản Huế độc đáo
Mắm sò Lăng Cô Huế (Ảnh: dantri.com.vn)
Cùng với tôm chua, ruốc, mắm sò Lăng Cô là món ăn đặc sản Huế tượng trưng cho vùng đất cố đô. Lăng Cô là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế nằm ở chân đèo Hải Vân, cách thành phố Huế chừng 80 km. Ngoài bãi biển 12 km, ở đây còn có đầm An Cư rộng chừng 1800 ha thông ra biển Đông, non nước thật hữu tình.
Đầm An Cư và biển Lăng Cô có vô số hải sản như tôm, cá, cua, mực và sò ốc. Đặc biệt có sò huyết, một món ăn nổi tiếng xưa nay. Tuy nhiên, món ăn phổ thông nhất là món mắm sò được khách phương xa và giới sành ăn ưa thích và thường dùng làm quà biếu người thân. Sò ở Lăng Cô có quanh năm, chất lượng chẳng thua gì sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên).
Đến Huế - xứ sở của mắm ruốc mà không mua về một vài loại làm quà thì quả là thiếu sót.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Dọc đường Quốc Lộ, thị trấn Lăng Cô – Phú Lộc – Huế
- Chợ Đông Ba
7. Nón bài thơ
Ngoài những món đặc sản Huế về ẩm thực, phải kể đến một món đặc sản Huế về trang phục: Nón bài thơ. Đến với xứ Huế chắc hẳn ai cũng có phần nào liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ Huế với tà áo dài màu tím, trên tay là chiếc nón bài thơ duyên dáng. Đây là điều tạo nên nét đặc trưng biểu tượng cho Cố đô. Khi đến Du lịch Huế du khách nên chọn cho mình những chiếc nón bài thơ xinh đẹp, chắc chắn đây là món quà hết sức ý nghĩa cho những người thân yêu của bạn.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
8. Trà Cung Đình Huế
Trà cung đình Đức Phượng – Nhất dạ đế vương là đặc sản Huế nổi tiếng không còn xa lạ với khách hàng khi đến Huế. Trà Cung Đình chiết xuất từ 16 vị thảo dược cung đình như: Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen. Mỗi vi thảo dược có một chức năng một công dụng riêng, tác dụng đến từng bộ phận của cơ thể. Khi tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền sẽ tạo ra một sản phẩm độc nhất vô nhị về công dụng, bao gồm:
* Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ.
* Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol.
* Bổ khi huyết, thanh nhiệt, giảm độc, mát gan, đẹp da, hết mụn.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Trà Cung Đình Đức Phượng – Nguyễn Huệ - Huế
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
9. Tỏi đen (Đặc sản làm quà cao cấp)
Tỏi đen là loại tỏi mới chỉ xuất hiện tại thị trường Việt Nam nhưng đã có sức hút mạnh mẽ với người tiêu dùng bởi mùi vị thơm ngon cùng những công dụng bảo vệ sức khỏe con người tuyệt vời và chống lại bệnh tật một cách kỳ diệu. Tỏi đen Tâm Huế là sản phẩm lên men hoàn toàn tự nhiên từ tỏi tươi, không hóa chất và không thuốc bảo quản là thần dược cho sức khỏe mọi người. Nếu bạn sử dụng tỏi đen ngay hôm nay, bạn đã sử dụng khả năng đề kháng cho cơ thể bạn. Củ tỏi sống được chuyển thành đen Tỏi sau khi được lên men cao tần trong thời gian dài mà không hề dùng bất kì hoá chất hay phẩm màu gì,dẫn đến nhân tỏi màu đen và hương vị ngọt ngào không còn mùi hăng khó chịu của tỏi tươi nữa. Tỏi đen nhìn bề ngoài không khác gì củ tỏi thông thường nhưng khi bóc lớp vỏ bên ngoài ra thì cơm tỏi có màu đen, tỏa ra mùi thơm của thảo dược, có vị ngọt đậm đà và vị chua dịu. Nếu bạn đang muốn mua quà tặng sức khỏe cho người thân bạn bè thì tỏi đen Tâm Huế đặc sản Huế làm quà là sự lựa chọn tuyệt vời!
Địa chỉ mua đặc sản:
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
10. Trà vả
Được sản xuất hoàn toàn từ quả Vả, không sử dụng bất cứ chất phụ gia hay hương liệu gì khác, Trà Vả Lộc Mai là đặc sản Huế giữ nguyên được nguồn dinh dưỡng dồi dào, với nhiều tác dụng bổ ích, có lợi cho sức khỏe vốn có của Vả như: làm giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch; ổn định đường huyết; chữa các bệnh về đường hô hấp như ho gà, hen suyễn; làm mạnh dạ dày… và nhiều công dụng khác. Là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu Vả phong phú của đất cố đô và quy trình chế biến sạch, Trà Vả Lộc Mai sẽ là thức uống gần gũi với người tiêu dùng, nhất là người Huế và cũng sẽ là món quà tặng đặc trưng của Huế dành cho du khách và những người xa quê.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Chợ Đông Ba
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
11. Tôm chua
Tôm chua từ lâu đã là một đặc sản thường thấy trong những bữa ăn của người miền Trung Việt Nam. Đặc biệt, mắm tôm Xứ Huế đã trở thành một thương hiệu đặc sản Huế nổi tiếng khắp 3 miền. Cái ngọt của thịt, cái chua cay của tôm khiến bạn không thể bỏ qua món ăn dân dã mà hấp dẫn này. Tôm để làm tôm chua không là loại tôm quá lớn, cũng không quá nhỏ, mà lựa loại tôm sàng sàng như nhau. Có thể kết hợp với nhiều món ăn, nhưng thích hợp nhất vẫn là thịt heo ba chỉ. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị mộc mạc của món ăn.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự…
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
12. Tinh dầu tràm
Chiết xuất 100% từ lá tràm thiên nhiên là một trong những tinh dầu tốt cho sức khỏe trong việc phòng và chữa các bệnh thông thường ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống, phù hợp với mọi độ tuổi kể cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Tinh dầu tràm có tác dụng tốt nhất khi được chiết xuất từ những cây tràm ở miền đất cố đô Huế cổ kính, không chỉ bởi mùi thơm mà cả công dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc sản Huế mua làm quà ý nghĩa.
Địa chỉ mua đặc sản:
- Tinh dầu tràm Phú Lộc
- Tinh dầu tràm Hoa Nén
- Tinh dầu tràm Linh Đan
- Các cửa hàng bán đặc sản Huế trên các trục đường chính
13. Trúc Chỉ
Trúc chỉ là một dòng sản phẩm thủ công, được tạo ra với nguyên liệu là cây tre và dựa trên cơ sở của nghề làm giấy thủ công truyền thống của Việt Nam. “Là giấy mà không chỉ là giấy”, đó là cốt lõi tạo nên sản phẩm nghệ thuật trúc chỉ nổi tiếng của Cố đô Huế.
Những cây tre được lựa chọn, mang đi nấu và nghiền thành bột rồi được seo thành tấm giấy (đây là quy trình làm giấy thủ công). Trên nền giấy đang ướt những họa sĩ trúc chỉ sẽ bắt đầu dùng bút nước (vòi nước có thể điều chỉnh áp lực nước mạnh nhẹ khác nhau) tác động vào bề mặt của giấy để tạo hình. Những hoa văn cắt sẵn dán vào giấy ướt để giữ lại bột tùy vào phương pháp của từng người.
Ngoài phương pháp như trên, nghệ thuật Trúc còn có phương pháp vẽ trực tiếp bằng bút nước trên tấm giấy ước mới seo. Ở công đoạn này, các họa sĩ đã sử dụng thị giác và cách tạo hình ngay trong quá trình seo giấy. Sau đó, những hình ảnh sắc độ sẽ hiện rõ hơn khi có hiệu ứng ánh sáng xuyên qua hoặc là kết hợp vẽ bằng bút nước để tạo nên sản phẩm độc đáo và sáng tạo.
Đến Huế, được tham quan, được các nghệ sĩ hướng dẫn tạo nên một sản phẩm trúc chỉ độc nhất vô nhị cũng như mua về làm quà, quả là một trải nghiệm khó quên khi đến với Huế.
Địa chỉ ghé tham quan và mua sắm:
- 05 Thạch Hãn, thành phố Huế
- Đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Huế
14. Pháp lam
Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ. Kỹ nghệ này bắt nguồn từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ thời vua Minh Mạng (năm 1827), thông qua sự tài hoa và khối óc của các nghệ nhân Việt nam xưa mà trở thành tinh hoa độc đáo. Pháp lam được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế, đó là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế. Đối với hệ thống di tích cố đô Huế, sản phẩm pháp lam được trang trí trên công trình kiến trúc ở các phường môn, cổ diềm mái điện, bầu hồ lô tại Hoàng thành, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, chùa Thiên Mụ...
Hiện nay, để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến Huế, công ty TNHH Thái Hưng liên kết với tour du lịch, đón khách tham quan và tham gia làm sản phẩm tại trụ sở công ty. Đây là công ty duy nhất ở Việt Nam phục chế pháp lam trong các cung điện của nhà Nguyễn.
Địa chỉ trải nghiệm và mua pháp lam:
- 66 đường Chi lăng, Tp. Huế
- 154/22 đường Bà Triệu, Tp. Huế
- Đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Huế
15. Phấn nụ cung đình Huế
Đến Huế, du khách sẽ được nghe câu chuyện tương truyền bà Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại thọ đến 104 tuổi nhưng làn da không một vết nâu hay có đốm đồi mồi nào xuất hiện nhờ cả đời dùng phấn nụ. Khi triều Nguyễn cáo chung, các cung phi, mỹ nữ trở về đời sống thị dân, họ nắm giữ công thức pha chế và trực tiếp sản xuất phấn nụ để làm đẹp cho các bậc mẫu nghi chốn cung đình đã mang phương pháp bí truyền này, tiếp tục sản xuất, bán ra dân như một kế mưu sinh. Bởi vậy, hàng trăm năm qua, phấn nụ vẫn luôn là bí mật của chốn cung đình. Đến Huế, phấn nụ là một mặt hàng nhu yếu phẩm của các chị em phụ nữ.
Địa chỉ mua sắm:
- Phấn nụ Bà Tùng: 34 Tô Hiến Thanh, Tp. Huế
- Phấn nụ Nhất Chi Mai: 101 Thái Phiên, Tp. Huế