menu_open

Đi tìm ý nghĩa niên hiệu các Hoàng Đế dưới Triều Nguyễn

Danh mục Lịch sử triều Nguyễn

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Lịch sử triều Nguyễn
Doanh nghiệp:
Văn hóa - Nghệ thuật
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

Trước triều Nguyễn, hoàng đế Việt Nam không chỉ có một niên hiệu, thường có việc đổi niên hiệu. Sau chịu ảnh hưởng của đời Minh – Thanh, mỗi đời vua một niên hiệu. Triều Lê Trung Hưng bắt đầu thực hiện mỗi đời vua một niên hiệu. Đến triều Nguyễn thì chế độ này đã được cố định.

Triều Nguyễn có tổng cộng 13 vị hoàng đế, trừ vua Cung Tông kế vị ngắn ngủi 3 ngày ra không có niên hiệu, tổng cộng đã đặt ra 12 niên hiệu, trong đó niên hiệu Hiệp Hòa chưa được sử dụng. Các vua Việt Nam tuy đã nhạt nhòa theo lịch sử nhưng những niên hiệu mà họ để lại làm cho chúng ta sau hàng trăm năm vẫn cảm nhận được ý thức chính trị của họ.

Gia Long – Niên hiệu của vua Nguyễn Thế Tổ (18 năm, 1802 – 1819)

Nguyễn Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh là người sáng lập ra triều Nguyễn. Năm 1802, Nguyễn Thế Tổ đánh bại triều Tây Sơn, thu phục cựu đô Phú Xuân, Quảng Nam và đổi tên là Thuận Hóa. Năm sau, đổi niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn. Đặt quốc hiệu là Nam Việt, về sau, triều Thanh sắc phong ông làm Nam Việt Quốc Vương.

“Đại Nam thực lục – đệ nhất kỷ” có ghi: “Lấy ngày 1 tháng 5 năm nay chiếu cáo thiên hạ, hôm sau chiếu cáo các Thánh, Kỷ Nguyên Gia, lấy kỷ thống nhất để biểu thị mới cái đức”. Ý nghĩa của cái tên Gia Long lấy từ cụm từ “Gia Định Thăng Long”, để bày tỏ ý nghĩa thống nhất thiên hạ (Việt Nam).

Sử Trung Quốc “Thanh sử cảo – Việt Nam truyện” có chép: “Nguyễn Phúc Ánh có được quốc gia nhờ Gia Định, Vĩnh Long binh lực nhiều, nên lấy hai tỉnh làm niên hiệu, gọi là Gia Long”. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng niên hiệu của hoàng đế lấy ý nghĩa trong 2 từ Gia Định, Thăng Long. Bởi lúc đó khi triều Nguyễn vừa thiết lập, niên hiệu này cũng cho thấy hàm ý triều Nguyễn kế thừa triều Lê chính thống trị vị toàn bộ Việt Nam.

Giai đoạn Gia Long tại vị trị vì, tình hình Việt Nam dần ổn định. Ông đã tiến hành cải cách trên các lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, xây dựng lớn nhiều đô thành, đường xá. Tham khảo “Đại Thanh luật” của Trung Quốc, ông đã ban hành “Gia Long luật thư” (sách luật Gia Long), đương thời gọi là “Hoàng triều luật lệ”.

Cuốn “Quốc triều chính biên toát yếu” (bản tóm tắt chính biên triều đình) biên soạn trong những năm Duy Tân triều Nguyễn, đã đánh giá Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là:

“Vua đã phục hưng sáng nghiệp, công lao và đức độ đều lớn, tạo phúc cho dân to lớn chưa từng có. Khi bắt đầu lập quốc, vua cho xây dựng thành quách, tu sửa lăng tẩm, dựng đàn Giao Tế, đàn Xã Tắc, ban thưởng tước lộc, mở khoa thi cử chọn nhân tài, chấn hưng lễ nhạc, trường học, định ra pháp luật chế độ, điều luật, bảo tồn dòng dõi nhà Lê, Trịnh, kéo dài chế độ thế tập cho công thần, ngăn quan tướng Tây Sơn, đề phòng cẩn mật Xiêm La, bao dung Chân Lạp, vỗ về Vạn Tượng, uy danh chấn động muôn phương, nhân đức bao trùm các nước nhỏ, quy mô che phủ rộng lớn xa xôi“.

Minh Mạng – Niên hiệu của vua Đại Nam Nguyễn Thánh Tổ (21 năm, 1820 – 1840)

Đại Nam Thánh Tổ, tên húy Nguyễn Phúc Đảm, lên ngôi năm Gia Long thứ 18 (1819), đổi niên hiệu Minh Mạng. Trong thời gian ông trị vì, quốc lực cường thịnh nhất. Sau này vào ngày Giáp Tuất tháng 3 mùa xuân năm Minh Mạng thứ 19, đổi tên quốc hiệu là Đại Nam. Niên hiệu Minh Mạng lấy từ sách “Thượng thư – Hàm hữu nhất đức”: “Khắc hưởng thiên tâm, thụ thiên minh mạng” (Được hưởng lòng trời, thì được cái mệnh sáng của trời).

Vua Minh Mạng là con thứ 4 của Nguyễn Thế Tổ Gia Long. Sau này, hoàng thái hậu Anh Duệ mất sớm, chuyển kế thừa cho con của hoàng hậu Thiên Cao, và coi ông là “đích tử”. Sau đó Nguyễn Phúc Đảm đổi tên thành Nguyễn Phúc Kiểu, được lập làm hoàng thái tử. Niên hiệu Minh Mạng cũng biểu lộ ngôi vị của ông là chính thống, ông lên ngôi là do thiên mệnh.

Trong thời gian vua Minh Mạng trị vì, ông đã tiến hành rất nhiều cải cách. Minh Mạng đã xây dựng thể chế quan lại hệ thống hóa mô phỏng theo triều Mãn Thanh, hoàn thiện chế độ khoa cử, xây dựng chế độ hành tỉnh, đưa triều Nguyễn vào giai đoạn cực thịnh. Một lòng mong muốn xây dựng Việt Nam thành đại đế quốc như triều Thanh, ông đánh nam dẹp tây, mở rộng cương thổ của Việt Nam lớn nhất, thôn tính sát nhập Cam Pu Chia và Lào.

Nhưng về đối ngoại ông lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng. Trong nước thì cấm truyền bá Cơ Đốc giáo, bức hại giáo sỹ, làm cho phương Tây ác cảm, bị người phương Tây gọi là “Nero phương Đông”, đã để lại một mối hậu hoạ sau này. Cuốn “Quốc triều chính biên toát yếu” đã đánh giá Minh Mạng:

“Vua với tư cách thánh thượng kế thừa đại đinh, dốc sức trị quốc, tô điểm thái bình. Học điển cố xưa, sửa sang lễ nhạc, cẩn trọng quyền lực, rà soát pháp luật chế độ, đặt khoa cử chọn nhân tài. Vua cày ruộng khuyến nông, cử quan tuần các tỉnh, đặt chức kinh sát để kiểm tra quan lại. Cho đến ngăn chặn kẻ thân cận lộng quyền, ngăn ngừa cảnh giới hoạn quan, lệnh hoàng thân quốc thích không được can dự việc bên ngoài, ý vua ngăn chặn tệ nạ từ khi còn manh nha ra rất sâu sắc. 21 năm lo nghĩ, cần mẫn, khoan thứ, việc chính sự luôn giữ hàng ngày, phàm tất cả sắc lệnh, phê duyệt, dụ chỉ, bố cáo đều tự vua viết. Bắt đầu dạy chữ giáo hóa các vùng man di, uy danh chấn động Xiêm La, Lào, thánh đức thần công, không thể kể hết“.

Thiệu Trị – Niên hiệu của vua Đại Nam Hiến Tổ (7 năm, 1841 – 1847)

Đại Nam Hiến Tổ Nguyễn Phúc Tuyền tên ban đầu là Nguyễn Phúc Miên Tông, con trai trưởng đích hệ của vua Minh Mạng. Năm Minh Mạng thứ 21 (năm 1840) lên ngôi, niên hiệu Thiệu Trị. Thiệu Trị kế thừa đế quốc Đại Nam hùng mạnh, lãnh thổ bao gồm cả Cao Miên (Cam-pu-chia), Vạn Tượng (Lào)… Để bày tỏ kính trọng cha – vua Minh Mạng nên định niên hiệu là Thiệu Trị, với ý nghĩa là “Thiệu tiên hoàng Minh Mạng chi Trị” (Nối nghiệp trị vì của tiên hoàng Minh Mạng).

Thời gian trị vì Thiệu Trị tôn trọng không thay đổi cách trị vì của vua cha, giữ lại các phép cũ. Về thái độ với phương Tây, Thiệu Trị cũng giống y như vua cha Minh Mạng, có thái độ bảo thủ và đối địch với các nước phương Tây, nhưng trong những năm Thiệu Trị cấm thiên chúa giáo có hòa hoãn hơn thời Minh Mạng. Thiệu Trị tiếp tục các chính sách của vua Minh Mạng, thưởng cho những người bắt các giáo sỹ phương Tây, và đưa các giáo sỹ bị bắt về Thuận Hóa giam giữ, lệnh cho họ dịch các sách phương Tây. Sau này người Pháp bắn pháo đánh Đà Nẵng. Vua Thiệu Trị nổi giận, lại tuyên bố lệnh cấm Thiên Chúa giáo, và tăng cường đàn áp giáo đồ Thiên Chúa giáo trong nước.

Tự Đức – Niên hiệu của vua Đại Nam Dực Tông (36 năm, 1848 – 1883)

Đại Nam Dực Tông Nguyễn Phúc Thì tên gốc là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai đích hệ của vua Thiệu Trị (con trai thứ 2), năm Thiệu Trị thứ 7 lên ngôi, năm sau đổi niên hiệu là Tự Đức. Trong “Đại Nam thực lục đệ tứ kỷ” viết, nghĩa của Tự Đức là “Tự tiên hoàng Thiệu Trị chi Đức” (kế thừa đức của vua cha Thiệu Trị).

Trong thời gian Tự Đức trị vì, nước Đại Nam dần dần suy yếu, người Pháp xâm nhập, xâm chiếm mấy tỉnh phía nam, ký hiệp ước bất bình đẳng, Việt Nam dần dần trở thành thuộc địa Pháp. Về văn hóa, cũng như vua cha coi trọng giáo dục văn hóa là Nho gia, biên soạn nhiều bộ sách sử như “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, và viết “Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”… Niên hiệu Tự Đức là niên hiệu sử dụng lâu nhất của triều Nguyễn. Các vua kế vị sau là Nguyễn Cung Tông và Hiệp Hòa cũng dùng niên hiệu này.

Tự Đức qua đời tháng 6 năm Tự Đức thứ 36, con nuôi trưởng của ông là Nguyễn Cung Tông Nguyễn Phúc Ưng Chân kế vị, nhưng kế vị được 3 ngày thì bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết soán cải di chiếu phế bỏ, và cũng chưa đặt niên hiệu. Sau khi Nguyễn Cung Tông bị phế, quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lập con thứ 29 của vua Thiệu Trị là Lang Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi, đổi tên là Nguyễn Phúc Thăng, sửa niên hiệu từ năm sau là năm Hiệp Hòa thứ nhất.

Hiệp Hòa có xuất xứ từ sách “Thượng thư – Nghiêu điển” là “Hiệp Hòa vạn bang, lê dân ư biến thời ung” (hòa hiệp với vạn nước thì nhân dân thời biến loạn sẽ trở lại yên bình hài hòa). Đại Nam lúc này đã tơi tả thảm hại, vua mới hy vọng dưới sự trị vì của mình có thể hòa hiệp với nước Pháp, để nhân dân an định. Nhưng vua Hiệp Hòa chỉ là bù nhìn, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền khiến vua hết sức bất mãn, muốn tiếp nhận chính sách bảo hộ do người Pháp đưa ra để chống lại đại thần phụ chính cường thịnh.

Sự việc bị Nguyễn Văn Tường biết và tấu bẩm Từ Dụ thái hậu. Ngày 29 tháng 11 năm 1883 đảo chính, Tường giết chết Trần Tiễn Thành và phế truất vua Hiệp Hòa, sử sách gọi là phế đế. Vì kế vị 4 tháng vẫn trong năm Tự Đức thứ 36, niên hiệu Hiệp Hòa vẫn chưa chính thức sử dụng.

Kiến Phúc – Niên hiệu của vua Đại Nam Giản Tông (1 năm, 1884)

Đại Nam Giản Tông tên húy là Nguyễn Phúc Hạo, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là con nuôi của Tự Đức (con thứ 3). Quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sau khi phế giết vua Hiệp Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 1883 lập Giản Tông, đổi niên hiệu là Kiến Phúc. Trị vì 1 năm, thời gian đó Việt Nam và Pháp ký “Hiệp ước Thuận Hóa thứ 2”, Việt Nam trở thành nước bảo hộ của Pháp. Việt Nam đem ấn vàng Việt Nam Quốc Vương do triều Thanh ban nấu chảy, tuyên bố thoát ly quan hệ triều cống với triều Thanh.

Hàm Nghi – Niên hiệu của vua Đại Nam Xuất Đế (năm 1885, phong trào Cần Vương sử dụng đến năm 1889)

Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng, con của Kiên Thái Vương. Vua Kiến Phúc mất, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền không muốn để con nuôi thứ 2 của Tự Đức Nguyễn Phúc Ưng Kỳ lên ngôi, bèn đưa em trai Nguyễn Phúc Ưng Kỳ là Nguyễn Phúc Ưng Ủng lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Hàm Nghi có nguồn gốc từ “Thi Kinh”: “Cảnh viên duy hàn thụ mệnh hàm nghi, bách lộc thị hà” (Núi Cảnh Sơn có sông lớn bao quanh, triều kế thừa triều Thương là thu mệnh trời, tất cả đều thích hợp, trăm lộc đều có cả). Nó phản ánh khát vọng cho nhân dân được yên vui của Hàm Nghi.

Khi vua Hàm Nghi trị vì, Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp, người Pháp đối với hoàng thất cũng rất kiêu căng ngỗ ngược. Vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết phò tá lấy danh nghĩa hoàng đế ban “Cần vương chiếu”, và xin Mãn Thanh sắc phong, hiệu triệu nhân dân các địa phương nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp. Các nơi khắp Việt Nam ào ào khởi binh hưởng ứng. Phong trào nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp này được đời sau gọi là phong trào Cần Vương. Sau đó Hàm Nghi bị phản đồ bán đứng cho Pháp, bị bắt và lưu đày ở Algeria.

Đồng Khánh – Niên hiệu của vua Đại Nam Cảnh Tông (4 năm, 1885 – 1888)

Đại Nam Cảnh Tông tên húy là Nguyễn Phúc Biện, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Thị, là con nuôi thứ 2 của vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 35 được vua Tự Đức sắc phong làm Kiên Giang Quận Công. Sau khi vua Hàm Nghi ra đi phát động phong trào Cần Vương, chính quyền thuộc địa Pháp để vỗ về dân chúng đã thương lượng cùng Từ Dụ thái hậu lập Kiên Giang Quận Công Nguyễn Phúc Ưng Thị làm hoàng đế.

Thế là ngày 9 tháng 8 năm Hàm Nghi thứ nhất, đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Biện và làm lễ tấn quang, ngày 10 lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đồng Khánh, từ ngày 22 tháng 5 năm Hàm Nghi thứ nhất đổi là năm Ất Dậu Đồng Khánh, năm sau bắt đầu gọi là năm thứ nhất. Đồng Khánh có nghĩa là “Trung hưng đồng khánh” (phục hưng lại, tất cả đều vui mừng).

Lúc này triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp nên để che giấu màu sắc thuộc địa, nên xưng là vua Đồng Khánh và người Pháp hợp tác khôi phục trung hưng Đại Nam. Vua Đồng Khánh tự nhận là “Quả nhân khôi phục lại hưng thịnh”, Đồng Khánh kế vị dưới sự bảo hộ của người Pháp tuyên bố Đại Nam là “Quốc thái dân an, phổ thiên đồng khánh” (Quốc thái dân an, khắp trời đều vui).

Thành Thái – Niên hiệu của vua Thành Thái

Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Chiêu, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con của Cung Tông. Năm Đồng Khánh thứ 3 vua Đồng Khánh qua đời, Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp Lê-na đưa Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi, và đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Chiêu, đổi niên hiệu là Thành Thái. Thành Thái có nguồn gốc từ “Dịch Kinh” là “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh. Tắc thị thiên địa giao, nhi vạn vật thông dã” (Thái, đi nhỏ về lớn, tốt lành. Tức là trời đất giao hòa, vạn vật hanh thông). Có ý nghĩa là quẻ Thái là trời đất giao hòa mà Thành. Thái có nghĩa là an định.

Vua Thành Thái lên ngôi chú ý đến quốc sự, đi thị sát dân tình. Trong thời gian trị vì, thể hiện tương đối thân thiện với xã hội phương Tây, cũng là vị quân vương Việt Nam đầu tiên học lái xe, cắt tóc ngắn theo kiểu phương Tây. Tuy chịu ảnh hưởng của giáo dục nước Pháp sâu sắc, nhưng ông cảm thấy đau buồn vì quốc gia mình bị người Pháp khống chế. Năm Thành Thái thứ 17 (1907), vua Thành Thái bổ nhiệm một số quan lại mà chưa được sự đồng ý của chính quyền thực dân Pháp, làm cho người Pháp không tín nhiệm ông. Thế là Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp phế truất vua Thành Thái.

Duy Tân – Niên hiệu vua kế tiếp Đại Nam (10 năm, 1907 – 1916)

Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Hoảng, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con trai vua Thành Thái. Năm Thành Thái thứ 17, Nguyễn Phúc Vĩnh San mới 8 tuổi được lập làm hoàng đế, đổi tên là Nguyễn Phúc Hoảng, đổi niên hiệu là Duy Tân, Duy Tân có nguồn gốc từ sách “Thượng Thư” là “Hàm dữ duy tân” (Tất cả đều được đổi mới), với ý nghĩa là Đại Nam dưới sự bảo hộ của người Pháp, đất nước đổi mới, mọi người dân được an lạc.

Trong thời gian vua Duy Tân trị vì, người Pháp kiêu căng ngỗ ngược, vua Duy Tân cực kỳ căm ghét. Cuối tháng 4 năm 1916 (năm Duy Tân thứ 10), vua Duy Tân bí mật gặp các thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội, lên kế hoạch đảo chính. Nhưng đảo chính thất bại. Người Pháp dự định đưa vua Duy Tân trở lại hoàng thành làm hoàng đế, nhưng vua không muốn làm bù nhìn. Thế là vua Duy Tân và vua cha bị lưu đày ở đảo Reunion.

Khải Định – Niên hiệu của vua Đại Nam Hoằng Tông (10 năm, 1916 – 1925)

Tên húy là Nguyễn Phúc Tuấn, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con của vua Đồng Khánh. Ngày 18 tháng 5 năm 1916 (ngày 27 tháng 4 năm Duy Tân thứ 10) Nguyễn Phúc Bửu Đảo được thực dân Pháp lập làm hoàng đế Việt Nam, đổi niên hiệu là Khải Định. “Khải” là khai mở, “Định” là bình an, an định. Vì 2 vua Thành Thái, Duy Tân làm trái ngược ý chí của người Pháp, Khải Định mang ý nghĩa cam chịu làm bù nhìn cho người Pháp nên đặt niên hiệu là Khải Định. Trong thời gian trị vì ông đã ban bố nhiều pháp lệnh có lợi cho người Pháp. Ông cũng giống cha ông không nhận được nhiều thiện cảm của người dân Việt Nam.

Khi trị vì, Khải Định đã đến Marseille Pháp, tham gia triển lãm các nước thuộc địa Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hoàng đế xuất ngoại thăm viếng. Nhưng chuyến đi Pháp này bị mọi người chê trách. Sau khi vua Khải Định lên bờ cảng Marseille, thì gặp phải sự phản đối của nhóm người Việt lưu vong ở Pháp.

Bảo Đại – Niên hiệu hoàng đế cuối cùng

Vua Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam tên húy là Nguyễn Phúc Thiển, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Năm Khải Định thứ 10 (1926), Khải Định tạ thế, ông kế vị làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Bảo Đại. Bảo Đại lấy từ “Tả Truyện – kỳ lục nhật” là “Tuy vạn bang, lũ phong niên, bảo đại, định công, an dân, hòa chúng” (Dẹp yên vạn nước, liên tiếp được mùa, giữ được vị trí nước lớn, lập công đức, làm dân yên ổn, hòa hợp với tất cả mọi người), ngụ ý là kéo dài phúc tộ nhà Nguyễn, lập công dựng nghiệp. Tiếc rằng Bảo Đại cũng giống như các tiên đế, vai trò quá mờ nhạt trong khi nhận sự bảo hộ của người Pháp. Các vua cũng sử dụng niên hiệu này là Tộ Đế nước Liêu, Trung Tông, nước Nam Đường đều giống nhau là phúc lộc quốc tộ hết.

Thời kỳ đầu thân chính, Bảo Đại có hoài bão lớn lao cải cách, hy vọng Việt Nam có thể độc lập phú cường như Nhật Bản. Trong vài tháng, ông nhanh chóng tiến hành một số cải cách bao gồm bãi bỏ các tập quán cũ lễ chế phong kiến. Ngày 2 tháng 5 năm 1933, Bảo Đại được Pasquier – bộ trưởng thuộc địa toàn quyền Pháp đồng ý, đã phát động “Đảo chính yên lặng”, giáng chức Nguyễn Hữu Bài và thân tín, đồng thời thăng chức các quan trẻ có tài Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn và đưa vào nội các.

Trong triều đình, lần thay đổi nhân sự này của Bảo Đại không những được lòng phái bảo hoàng đang muốn tăng quyền lực cho ông ủng hộ, đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ của phái cấp tiến đang muốn thay đổi hiện trạng, tiến hành cải cách ủng hộ. Nhưng cải cách của Bảo Đại đã sớm gặp trở ngại, ông phát hiện ra mình chẳng có mấy thực quyền, mất đi sự đồng ý của bộ trưởng thuộc địa toàn quyền, cải cách cảu Việt Nam bị đình trệ, thế là ông bắt đầu cảm thấy thất vọng về cải cách.

Năm 1945, quân Nhật xâm nhập Đông Dương, Bảo Đại phát động đảo chính, tuyên bố Việt Nam độc lập thoát ly nước Pháp, đổi quốc hiệu là Việt Nam Đế Quốc, xưng là Việt Nam Hoàng Đế. Không lâu sau đó, quân Nhật chiến bại trong chiến tranh thế giới phải đầu hàng. Nhân cơ hội đó, Việt Minh phát động khởi nghĩa giành chính quyền, yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Vua Bảo Đại và triều đình nhà Nguyễn chấp nhận yêu cầu, tự nguyện trao lại quốc tỷ và bảo kiếm tượng trưng cho địa vị thiên tử, chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Chế độ vua chúa Việt Nam cũng kết thúc từ đó. Những niên hiệu cũng chỉ còn lại trong ký ức.

Liên hệ mua hàng

Việt Nam thời các hoàng đế trị vì, việc đặt và ban hành niên hiệu đều có liên quan mật thiết đến ý chí chính trị của hoàng đế. Bằng hình thức niên hiệu, hoàng đế đã đưa ý chí chính trị của mình thẩm thấu vào cuộc sống thường nhật của quốc gia.
www.sunghiephoc.com