menu_open

Vua Minh Mạng vui tết với dân chúng kinh thành

Danh mục Lịch sử triều Nguyễn

Chi tiết sản phẩm

Danh mục:
Lịch sử triều Nguyễn
Doanh nghiệp:
Trọng lượng:
Đơn vị tính:
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:

Mô tả sản phẩm

Đặc biệt vào năm Minh Mạng thứ 6, nhà vua đã giảm thuế thân trong ngoài một năm, bắt đầu cấp tiền gạo cho các trạm dịch địa phương vì trước đó người làm việc ở các trạm dịch “chỉ ăn cơm nhà vác lá ngà cho quan”. Lại “cho giám sinh Quốc tử giám mỗi người 10 quan tiền, hộ bộ Nguyễn Hữu Thận nói thế là quá hậu. Vua bảo rằng: “Cho con hát đàn bà hầu hạ thì không nên hậu, chứ học trò của báu của nhà nước, ngày nay nuôi để ngày khác dùng, há chẳng nên hậu ra sao?”… Vua ngự ra Đông giao, giảm thuế thân 1 phần 10 cho dân các xã đi qua, lại thưởng cho 500 quan tiền”.*

Một trong những hoàng đệ tước công của vua Minh Mạng là Kiến An công Nguyễn Phúc Đài. Ông và vua Minh Mạng cùng mẹ nhưng không phải vì thế mà vua anh không nghiêm khắc với ông. Kiến An công sinh
thời là người học rộng, thích văn chương, hào phóng, ăn tiêu rộng rãi, trong phủ thường có nhiều môn khách lui tới. Lương bổng của công không đủ, có khi bị thiếu hụt… Dẫu ông thuộc hoàng thân quốc thích, được các vua yêu kính nhưng không cậy quyền để thủ lợi. Khi vua Minh Mạng mới lên ngôi, thường ngự đến phủ của ông để thăm, biết ông khó khăn tiền bạc, vua cho Kiến An công 20 quan nhưng không quên răn em: “Em phải nghĩ đấy, bổng lộc của người là mỡ béo của dân tất phải kính sẻn, để nối nghiệp nhà, chớ hoang phí để hại đức. Ta vì thiên hạ giữ của, há có thể thường dùng của công để làm ơn riêng được ư?”.

Dã sử cho biết thêm trong 500 quan tiền vua thưởng có phần của các ca công, ca nhi của xóm Nhạc Hộ ở gần cầu Lạc Nô, phía đông thành vua.

Khoảng năm 1988, khi điền dã để tìm nơi xảy ra trận bộ chiến cầu Lạc Nô vào mùa hè năm Bính Ngọ [1786] chúng tôi đã gặp một số cụ già ở xóm Nhạc Hộ để thu thập tư liệu lịch sử. Xóm Nhạc Hộ được hình thành thời vua Nguyễn với lớp cư dân đầu tiên là những nhạc công, ca công ban đầu phục vụ cung đình. Những nghệ nhân này là con cháu của những nghệ nhân âm nhạc từng học nhạc ở văn miếu Đồng Di, văn miếu Triều Sơn thời chúa Nguyễn. Sau khi Nguyễn vương Phúc Ánh trở lại Phú Xuân, vẫn còn chiến lũy do Nguyễn Huệ lệnh đắp sát hữu ngạn sông Lạc Nô (hạ lưu sông Kim Long) gần cầu Lạc Nô xưa; triều đình đã cho phép một số nghệ nhân âm nhạc dựng nhà trên lũy đất xưa để ở… Các hoàng tử Miên Thẩm, Miên Trinh,… có một dịp du xuân qua cầu Lạc Nô nghe tiếng đàn ca từ xóm Nhạc Hộ. Miên Thẩm trong bài thơ “Đồng thập nhất Khôn Chương, thập nhị Duy Thiện xuân du tạp hứng” (Cùng em thứ mười một Khôn Chương và em thứ mười hai Duy Thiện chơi xuân cảm hứng) có hai câu: “Thủ ảo mai hoa sáp mão hành/ Lạc Nô cầu thượng thính ca oanh” (Ngắt nhành hoa mai cài mũ chơi xuân/ Trên cầu Lạc Nô nghe tiếng chim oanh). Tiếng oanh hót mùa xuân trên đường “ngựa xe như nước” sẽ bị lấn át bởi những tạp âm ngày tết! Thiết nghĩ tác giả dùng “ca oanh” để phiếm chỉ “tiếng hát ca nhi” vẳng từ xóm Nhạc Hộ sát cầu Lạc Nô đó thôi. Tự thân tác giả từng bị vua cha phạt cúp “lương” trước đó, tội rủ rê huynh đệ tập diễn tuồng với tiếng trống chầu ồn ào vang đến điện Càn Thành. Thực ra vua Minh Mạng không ưa các hoàng tử sa đà vào ca nhạc mà sao nhãng việc học hành. Các cụ già ở xóm Nhạc Hộ có truyền ức; rằng xưa có dịp tết vua Minh Mạng cùng đoàn tùy tùng đi thuyền nhẹ từ cầu Thế Lại đến cầu Lạc Nô vào vụng cảng Thanh Hà để cùng dân chúng xem diễn tuồng trên sân khấu nổi. Do vua Nguyễn cho khơi đào Hộ thành hà nên sông Lạc Nô, một đoạn của sông Kim Long chảy qua làng Lạc Nô, đã bị bồi lấp dần dần cùng vụng cảng Thanh Hà. Trên một cồn giữa vụng, dân sở tại dựng một sân khấu để khán giả ở trên thuyền ghe dự xem. Hòa chung với dân chúng, vua Minh Mạng đã ngự khán và thưởng tiền cho các diễn viên; đặc biệt khi ngang qua xóm Nhạc Hộ ngài cũng thưởng tiền cho dân đang bái lạy ở bờ sông. Lúc bấy giờ cư dân xóm Nhạc Hộ rất mừng rỡ tự hào vì được khích lệ. Sự kiện vua Minh Mạng du xuân ra vùng “Đông giao” (phụ cận phía đông phòng thành) vào đầu năm Minh Mạng thứ 6, tiếp năm sau lại du xuân cũng về phía đông kinh thành vì vua đang mừng đất nước được mùa, đặc biệt Bình Thuận đất ruộng không được tốt mà cũng được mùa to, nhà vua rất đỗi vui mừng. Sử chép: “Bính Tuất, năm Minh Mạng thứ 7 [1826]…, mùa xuân tháng giêng, Bình Thuận được mùa to, trấn thành đem việc tâu lên. Vua bảo quần thần rằng: Năm mới khai xuân, bắt đầu có tin mừng được mùa, vương giả vui với thiên hạ thì vui gì bằng. Phàm mặc áo gấm, ăn thức ngon vẫn là vui vẻ, nhưng chợt có mất mùa, dân gian đói kém, thì vui với ai? Trẫm ngày đêm lo sợ, chỉ mong thóc lúa được mùa, người người no đủ mà thôi.”

Giảm thuế thân năm nay cho trong ngoài. Thừa Thiên và Tam trực thì 10 phần giảm 3, các thành dinh trấn thì 10 phần giảm 2.

Ngự giá đi thăm về phía đông kinh thành, thưởng cho dân ở dọc đường 2000 quan tiền”.

Ninh Thuận công về nông thôn, phía đông kinh thành, gần Tiên Nộn, để làm ruộng. Không những ông coi sóc các tá điền làm nông mà còn tự thân đi cày đi bừa và làm cỏ lúa như một nông dân thực thụ. Khi nông nhàn thì đọc sách, đọc chán thì ra ruộng làm cỏ lúa, bắt chuột đuổi sâu… Thực ra vua Minh Mạng ngầm giao nhiệm vụ “khuyến nông” và Ninh Thuận công đã làm rất tốt. Công đã coi sóc việc dẫn thủy nhập điền, chọn giống lúa tốt và chỉ huy hàng vạn tá điền sản xuất trên hàng ngàn mẫu ruộng công, tư của một vùng Tiên Nộn, La Ỷ, Mậu Tài… Dân Tiên Nộn còn nhớ dấu tích của một kho vựa lương thực của nhà nước. Khi kiêm nhiệm Tả tôn nhân Tôn Nhân Phủ, lo cái ăn cho hoàng tộc không phải dễ; trung bình một năm, cứ một người nhận 1000 phương gạo, ngàn người nhận 1.000.000 phương, mỗi phương khoảng 242 kg gạo; thế thì một năm phải cấp khoảng 242 ngàn tấn gạo cho hoàng tộc! Đôn đốc tá điền canh tác trên ngàn mẫu ruộng công, quanh Tiên Nộn, vạn nông dân đủ sống mà nhà nước cũng có một lượng lớn thóc gạo ở kho sát nách kinh thành. Như thế Ninh Thuận công, khi ở vùng Tiên Nộn, đúng là “phên giậu” của triều đình.

Vua Minh Mạng cũng như vua Lê Thánh Tông thời còn là những vị hoàng tử được thấm nhuần triết lý “dân vi bản” của Nho học. Nhờ những biến động lịch sử các ngài cùng mẹ phải ở lẫn trong xóm làng nông dân. Thuở thiếu niên, các vị hoàng tử từng vui với những tháng ngày được mùa, cùng buồn với những tháng năm hạn hán mất mùa đói kém. Chưa kể những nỗi thống khổ của những “bần cố nông”, các ngài trải nghiệm hằng ngày sau lũy tre làng, đã hằn sâu trong đầu óc non trẻ. Bởi thế khi các ngài lên ngôi hoàng đế, các chỉ dụ đôn đốc việc nước bao giờ cũng toát lên “chủ nghĩa thân dân”.

Nhìn lại lịch sử thời phong kiến, các vị hoàng đế đời cuối cũng được các vị thầy giáo dưỡng đầy đủ về “dân vi bản” nhưng chỉ là lý thuyết hay đẹp, các hoàng tử sống trong nhung lụa chốn hoàng cung, phủ đệ với người hầu kẻ hạ, ít chia sẻ buồn vui với nhân dân.

T.V.Đ
(TCSH408/02-2023)

--------------------------
* Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 2 [Chánh biên, Đệ nhị kỷ, Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế], Bản dịch Viện Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007

Liên hệ mua hàng

Vào dịp tết cổ truyền hằng năm, cùng với triều đình tiến hành các lễ quan trọng, tất nhiên có yến tiệc linh đình, vua Minh Mạng thường nghĩ đến những quan địa phương không được ân sủng; nhà vua thường “tự phát” cấp thêm tiền tết cho họ.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Trần Viết Điền
Tạp chí Sông Hương