menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Lễ Thu tế làng Thanh Thủy Chánh
Xem cỡ chữ:
Lễ thu tế tại đình làng Thanh Thủy Chánh (Ảnh: Ngọc Bích)
Vào thượng tuần tháng 7 âm lịch hằng năm, làng Thanh Thủy Chánh tổ chức Lễ Thu tế với ước mong cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, con em trong làng học hành đỗ đạt. Khác với nhiều làng, Lễ Thu tế thường cố định vào một ngày, nhưng tại làng Thanh Thủy Chánh thì thời gian tổ chức lễ thường không cố định, tùy vào việc xem ngày đó có tốt hay không và lựa chọn những ngày cuối tuần để con cháu trong làng có thể sắp xếp thời gian về tham dự.
Lễ thu tế tại đình làng Thanh Thủy Chánh (Ảnh: Ngọc Bích)
Địa chỉ: Đình Làng Thanh Thủy, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Thời gian hoạt động: Thượng tuần tháng 7 Âm lịch hàng năm

Lịch sử hình thành:

Lễ Thu tế là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, diễn ra vào tháng 7 Âm lịch của các làng quê Việt Nam nói chung, làng quê Thừa Thiên Huế nói riêng. Tại Thừa Thiên Huế, lễ hội này gần như  vẫn còn được giữ nguyên vẹn các lễ nghi, bao gồm: lễ Túc Yết, lễ cúng cô hồn, lễ Chánh tế và lễ Bái - lễ Tất.

Được biết, sau khi đình làng Phú Xuân (nay tọa lạc tại số 69 Thái Phiên, phường Tây Lộc) tổ chức lễ Thu tế (vào ngày 6/6 Âm lịch), các đình làng lớn nhỏ khác cũng bắt đầu tổ chức lễ hội này một cách trọng thể như làng Kế Môn (3/7 Âm lịch), làng Kim Long (7-8/7 Âm lịch), làng Lại Thế (11/7 Âm lịch)… Riêng  Lễ thu tế làng An Truyền (làng Chuồn) còn tổ chức đến 3 ngày (15, 16 và 17/7 âm lịch).

Khác với nhiều làng, Lễ Thu tế thường cố định vào một ngày, nhưng tại làng Thanh Thủy Chánh thì thời gian tổ chức lễ thường không cố định, tùy vào việc xem ngày đó có tốt hay không và lựa chọn những ngày cuối tuần để con cháu trong làng có thể sắp xếp thời gian về tham dự.

Kiến trúc:

Đình Thanh Thủy Chánh là di tích lịch sử cấp tỉnh, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, là nơi thờ các vị khai canh, khai khẩn có công với làng; nơi tổ chức các họat động văn hóa, lễ hội cộng đồng, tín ngưỡng, tế lễ; nơi ghi dấu nhiều sự kiện đấu tranh cách mạng của quê hương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

Trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám năm 1945, đình làng trở thành địa điểm thành lập và ra mắt chi bộ Đảng xã, các tổ chức quần chúng cách mạng như Nông hội đỏ, Thanh niên Cộng sản Đoàn, Phụ nữ phản đế…, sau là trụ sở của Ủy ban Cách mạng Lâm thời và nơi tập trung huấn luyện dân quân du kích chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tại đây, vào ngày 20/8/1945 đã diễn ra buổi mít tinh thành lập chính quyền mới của dân làng, góp phần cùng nhân dân cả nước lật đổ chính quyền thực dân phong kiến.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình làng trở thành nơi tập luyện, cất giấu vũ khí chuẩn bị cho phong trào Đồng Khởi 1964. Ngày 31/10/1964 cùng với nhân dân trong xã, sau khi tổ chức mít tinh tại đình làng, nhân dân trong làng đã tỏa ra các hướng nổi dậy phá kìm giành quyền làm chủ, giải phóng toàn xã.

Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân (1968), tại khu vực đình làng, lực lượng du kích địa phương đã phối hợp với bộ đội chủ lực huyện Hương Thủy đánh bại cuộc càn quét của tiểu đoàn biệt động 39 của địch. Mùa xuân năm 1975, đình làng trở thành địa điểm đóng quân của một bộ phận Ban chỉ đạo chiến dịch của huyện Hương Thủy chỉ huy bộ đội đánh địch giải phóng Huế.

Cùng với mảnh đất và con người nơi đây, Đình làng Thanh Thủy Chánh đã góp phần tô điểm thêm truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân làng Thanh Thủy Chánh trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Trải qua thời gian, đình Thanh Thủy Chánh vẫn giữ được kiến trúc độc đáo, mang phong cách nhà rường truyền thống xứ Huế.

Đình Thanh Thủy Chánh gồm có các công trình: Hồ Bán nguyệt; Trụ biểu, la thành; Bình phong; Sân đình và Đình. Ngoài các công trình chính đó, hiện nay tại đình còn lại một phần nền móng của nhà tăng trước đây (nhà tăng đã bị sập trong thời gian chiến tranh, đến nay vẫn chưa được dựng lại).

Hiện nay ở trong đình còn có một số hiện vật sau: 03 án thờ bằng gỗ lớn phía trước;   04 bức hoành phi bằng gỗ; 06 cặp câu đối chữ Hán bằng gỗ; 02 bộ lỗ bộ bằng gỗ; 01 trống cùng các đồ thờ tự trên các hương án: bình hoa, bát nhang, đài trầu nước, quả bồng…

Giá trị nghệ thuật:

Hàng năm vào dịp thượng tuần tháng 7 âm lịch, Lễ Xuân tế, Thu tế, tết Nguyên Đán…đó là những ngày lễ lớn của làng Thanh Thủy Chánh, bà con đi làm ăn xa có dịp trở về tề tựu để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, các bậc tiền nhân, những người có công... cùng quây quần bên nhau ôn lại những thuyền thống tốt đẹp của dân làng, cùng chung tay gìn giữ bảo tồn thuần phong mỹ tục, xây dựng làng ngày một khang trang hơn.

Ngày 21/3/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 653/QĐ-UBND công nhận Đình Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, góp phần  gìn giữ một công trình kiến trúc đặc trưng mang đậm nét văn hóa và tâm hồn của người dân vùng lúa nước.

Bản đồ:

Bài và ảnh: Ngọc Bích
Các bài khác
    << < 1 2 3 > >>