menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Lễ tế giỗ tổ ngành Tuồng
Xem cỡ chữ:
Lễ tế giỗ tổ ngành Tuồng được xếp vào loại hình lễ hội ngành nghề truyền thống, được tổ chức vào giữa tháng 3 và tháng 7 Âm lịch tại Thanh Bình từ đường.
Địa chỉ: Thanh Bình từ đường (281 Chi Lăng, Tp. Huế)
Thời gian hoạt động: Kỳ Xuân tế (15 tháng 3 Âm lịch) và Thu tế (5 tháng 7 Âm lịch) hàng năm

Lịch sử hình thành:

Tuồng là một nghệ thuật đã có thời vàng son ở Huế. Lễ tế Tổ là một nghi lễ quan trọng được tổ chức hằng năm tại Thanh Bình từ đường.

Thanh Bình từ đường ở ngoài kính thành, ở phường Phú Hiệp hiện tại (gần chợ Dinh, từ cầu Gia Hội, dọc theo đường Chi Lăng đi xuống khoảng 1km). Đây là nhà thờ Tổ hát tuồng lớn nhất của nước ta, được trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 4 (1823), chưa rõ xây dựng năm nào.

Nhà thờ tổ Thanh Bình là cơ sở phụng thờ chính thức được triều đình nhà Nguyễn công nhận (hiện vẫn còn ngọc sắc của triều đình).

Bài vị ông tổ ngành tuồng được sắp xếp trong từ đường trên các bệ thờ phía trong. Bài vị các thánh, các thần chia ra như sau:

Chính giữa: Tổ sư chi vị, Thánh sư chi vị, Thiên sư chi vị.

Tả: Quan Thánh đế quân, Chư Tiên liệt vị, Thái Thượng lão quân, Tề Thiên đại thánh, thiên tiên, địa tiên.

Tả ban: Lão lang đại thần, Đông trừ Tư mệnh.

Hưu: Lục Giáp - Lục Đinh, Thánh Nương vương mẫu, Cửu Thiên huyền nữ, Chức Ngọc tiên bà, thập nhị nương nương.

Hữu ban: Cao Các đại vương, Thổ địa chính thần. Dân gian Huế còn truyền tụng Đào Duy Từ và Càn Cương hầu là hai thầy dạy nghề tuồng. Nhưng tìm các bài vị trong từ đường chỉ có tên Càn Cương hầu, không thấy tên Đào Duy Từ.

Càn Cương hầu lả một con hát người Tàu, được vua Minh Mạng mời qua Việt Nam dạy tuồng trong cung đình. Ông là người dạy điệu hát Bắc (hay hát khách), nên mả của ông, dân gian gọi là mả ông hát khách.

Đào Duy Từ vốn là con ông Đào Tá Hán, một kép hát ở đất Thanh Hóa, vì vậy không được đi thi. Ông bất bình, vào Nam giúp chúa Nguyên Phúc Nguyên lập Hòa Thanh Thự để đẩy ca, vũ và nhạc. Ông soạn các điệu múa cung đình. Tương truyền ông dạy hát tuồng ở Bình Định trước khi ra Huế giúp chúa Nguyễn.

Qua bài vị thờ và truyền thuyết ta thấy có nhiều vị được ngành tuồng tôn thờ như là Tổ sư. Trong văn bản hát thất kích, lại có những c

Nét đặc trưng:

Hằng năm, hai dịp tế Tổ ngành tuồng được cử hành trong kỳ Xuân tế (15 tháng 3 Âm lịch) và Thu tế (5 tháng 7 Âm lịch). Mỗi kỳ tế kéo dài 3 ngày. đó là lễ tế bình thường. Nếu có tổ chức hát thất kích và múa chèo lễ đại đàn thì buổi lễ phức tạp hơn. Đó là hình thức Đại lễ tế tổ, 3 năm tổ chức một lần vào rằm tháng 7 tùy theo điều kiện cho phép:

Đại lễ tế Tổ gồm:

- Ngày lễ trình hay ngày chuẩn bị.

- Ngày chính tế, gồm có lễ tế và hát thất kích và múa chèo lễ đại đàn.

- Ngày lễ tạ hay ngày thu dọn.

Năm nào có đại lễ các phường, gánh hát quanh vùng đều được báo từ nhiều tháng trước để sắp xếp công việc và sắm lễ vật, tiền nong quyên cúng, mỗi gánh thường mang về từ đường những miếng trò hay, những làn điệu sở trường mới mẻ được sáng tác trong những năm qua để trình diễn trước Tổ. Phần việc của ngày lễ trình và lễ tạ chủ yếu thuộc về ban tổ chức. Ngày tế và múa hát đại đàn mới thực sự là phần việc chung của tất cả mọi người.

Nghi thức đại lễ diễn ra ở cả ngoài sân và trong từ đường suốt cả ngày với 3 phần:

- Lễ tế

- Hát thất kích

- Múa chèo lễ đại đàn.

1. Lễ tế:

Diễn ra ở gian giữa Từ đường, từ hiên ngoài đến bệ thờ trong cùng. Các nghệ nhân đóng vai quan viên tế đều mặc theo phẩm phục nghi lễ Khổng giáo chỉnh tề, sắp hàng đứng hai bên. Các chiếu giữa dành cho chủ tế và hai bồi tế. Ngoài sân sắp đầy đàn, quạt, lọng, cờ cùng chiêng to, trống lớn treo trên các giá. Dàn nhạc bát âm đứng tập trung ở hiên gian trên trái. Các nhạc công mặc lễ phục dân tộc cổ truyền. Cửa các từ đường mở rộng, các cánh được tháo ra. Bàn thờ nào cũng khói hương nghi ngút, đèn nến sáng choang, hoa quả sắp đầy. Bàn thờ giữa ngày trước là lễ Tam sinh (trâu hoặc bò, dê và heo) nay thay bằng heo, gà, vịt. Cửa các khám nhỏ trong có các tượng ông làng đều mở cánh.

Phần sân sát thềm hiên giữa có một hương án tr&

Giá trị nghệ thuật:

Lễ tế Tổ ngành tuồng ở Thanh Bình từ đường tỉnh Thừa Thiên Huế là một sinh hoạt văn hóa - văn nghệ và một nghi lễ nghề nghiệp - phong tục cổ truyền rất đáng trân trọng. Nó thể hiện đậm đà truyền thống “tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của nhân dân ta.

Bản đồ:

Tham khảo nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Các bài khác