menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Thừa Thiên Huế: Tưng bừng khai hội điện Hòn Chén
Xem cỡ chữ:
Ngày 03/08, lễ hội truyền thống điện Huệ Nam 2014 (còn có tên gọi điện Hòn Chén, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được tiến hành tổ chức, thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương tới tham dự.

Đông đảo du khách thập phương tham dự lễ hội điện Hòn Chén sáng ngày 03/08 (Ảnh: Huefestival)

Đây là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát, được tổ chức hằng năm vào tháng Ba và tháng Bảy Âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm chiếc thuyền bằng với cờ phướn, hương án đủ màu sắc đã hành hương về điện Huệ Nam. Các lễ rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sinh, phóng đăng… lần lượt được cử hành trang trọng theo đúng nghi lễ truyền thống, đặc sắc với các làn điệu chầu văn xứ Huế... 

Diễn ra từ ngày 03 - 05/08 (nhằm ngày mùng 8, 9 và 10 tháng Bảy năm Giáp Ngọ), Lễ hội điện Huệ Nam 2014 được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, là một địa chỉ hấp dẫn cho du khách thập phương khi tìm hiểu không chỉ về lịch sử, tôn giáo mà còn cả danh thắng và con người xứ Huế.

Linh thiêng điện Hòn Chén

Với quan niệm “Tháng Bảy vía cha, tháng Ba vía mẹ”, từ lâu, câu nói quen thuộc này được người dân Huế nhắc đến khi nghĩ về lễ hội điện Hòn Chén như một dịp tri ân với người cha sông núi, người mẹ xứ sở. Bởi rằng, thần linh cũng đều sinh ra từ cha và mẹ.

Thiên Y A Na Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, nguyên xưa là nữ thần của người Chăm có tên là Pô Yang Inô Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Thần Mẹ Xứ Sở, mà theo truyền thuyết Chăm là Thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý, lúa, bắp... và dạy dân cách trồng trọt.

Nhiều mẫu chuyện lưu truyền tại Huế cho ta thấy sự linh ứng của Thánh Mẫu. Tài liệu của Dương Văn An trong "Ô châu cận lục" cũng cho ta biết đền có từ trước thế kỷ XVI và rất linh ứng: “Đền Y Na ở xã Khuất Phố, huyện Kim Trà, tục truyền thần là đàn bà, cũng có linh ứng".

Nhiều câu chuyện khác về sự linh ứng của Thánh Mẫu được truyền tụng trong dân gian kể về sự tuần du của vua Minh Mạng năm thứ 13 (1832), khi đi ngang trước điện Hòn Chén thì có một cây gỗ rất lớn nằm chắn ngang sông, thuyền rồng của nhà vua không qua dược. Vua xuống chiếu truyền quan khâm mạng tuyên đọc trước cây gỗ và trước điện, tự nhiên cây gỗ quay lại dọc sông và chìm lìm để lối cho thuyền rồng của nhà vua và thuyền quân lính tiến lên.

Délétie, trong một bài báo kể lại truyền thuyết vua Thiệu Trị đi thuyền với đám cung nữ, một bà phi lỡ đay làm rơi xuống sông ống nhổ bằng vàng vào địa điểm gần điện; vua không tin khi người ra khuyên ông nên cầu khấn nữ thần, nhưng sau khi khấn vái thì cái ống nhổ vàng nổi lên trên mặt nước và trôi vào bờ.

Vua Đồng Khánh là người tin tưởng nhất vào sự linh ứng của Thánh Mẫu. Mẫu cho biết là ông sẽ làm vua trong vòng ba năm. Quả đúng như vậy. Sau khi tức vị, năm 1886, năm 1886, vua Đồng Khánh cho xây lại đền này một cách khang trang, đổi tên ngôi điền thành Huệ Nam (ân huệ trời Nam).

Độc đáo nghi lễ:

Hằng năm, xuân thu nhị kỳ, tại Huệ Nam Điện vào thời phong kiến, từ triều Đồng Khánh có quốc tế. Vị chủ tế là một triều đại diện triều đình.

Kỳ xuân tế, từ năm 1910, triều đình cử đại diện đến chủ tế nhằm tháng ba, còn kỳ thu tế do dân làng Hải Cát phụ trách nhằm tháng bảy.

Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Đám rước Thiên Y Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

Đám rước cử hành trên những chiếc thuyền ghép lại thành những chiếc bè lớn gọi là bằng. Trên mỗi chiếc bằng có bàn thờ Thánh mẫy cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu. Liền kế đó là một chiếc bằng khác có bàn thờ, kệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.

Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm dựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt v.v... Các thanh niên thì vác các đồ lỗ bộ, bát bửu và các tư lự khí khác. Đám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm.

Khi đoàn bằng ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu.

Trong lúc đoàn bằng khởi hành từ bên trước Huệ Nam Điện, các bà đồng đã cùng nhau lên đồng ngay ở chiếc bằng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu. Nhưng cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ.

Dân làng đi theo đám rước cùng với các thiện nam tín nữ. Nghinh thần xong, dân làng làm lễ Túc Yết (tức yết kiến kính trọng) theo nghi thức cổ truyền.

Suốt đêm, trên mặt sông Hương và có khi ở trước đình làng là các cuộc hát thờ, hầu đồng, hầu bóng. Ngày hôm sau là Lễ chánh tế, tổ chức từ 2 đến 5 giờ sáng. Sau đó là lễ Tống thần (tiễn thần về vị trí cũ). Mặt sông Hương lại bùng lên với âm nhạc, pháo nổ tưng bừng, hàng trăm chiếc thuyền, bằng chen chúc, những bộ lễ phục rực rỡ, phản ánh trên mặt nước dưới tia nắng vàng tươi thắm ban mai.

Lễ hội điện Hòn Chèn được đánh giá là một lễ hội đầy màu sắc và tưng bừng dông đảo tín đồ vào bậc nhất ở Thừa Thiên Huế.