menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Trà Sen Xứ Huế
Xem cỡ chữ:
“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ ấm, ngũ quân anh” là câu nói miêu tả toàn bộ nghệ thuật và văn hóa trà của người Việt. Dưới thời trị vì của vua Tự Đức (nhà Nguyễn), nước pha trà được hứng từ những lá Sen còn đọng sương sớm. Đây chính là thiên cổ đệ nhất trà vào thời bấy giờ.

TRÀ SEN XỨ HUẾ

 

Là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam – triều Nguyễn, xứ Huế may mắn khi là nơi lưu giữ được kho tàng giá trị văn hóa cung đình cũng như văn hóa dân gian đậm nét. Không chỉ ở các giá trị văn hóa vật thể như đền đài, lăng tẩm, thành quách, cung điện mà còn là các di sản văn hóa phi vật thể như nhã nhạc, ca Huế… và trà Huế cũng là một trong những giá trị tinh thần còn được lưu giữ lại như một loại hình nghệ thuật độc đáo.

Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân; quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ.

Cách pha trà

 

“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ ấm, ngũ quân anh” là câu nói miêu tả toàn bộ nghệ thuật và văn hóa trà của người Việt.

Trà ngon nhất khi được pha với loại nước thanh khiết tự nhiên, và nước ngon nhất là nước đọng trên lá sen, hoặc nước được hứng từ mo cau, có nhiều người rất kỳ công trong việc lấy nước pha trà, người ta trộn nước mưa với nước giếng, loại nước này được gọi là nước âm dương (trời là dương, đất là âm).

Nước cần phải được đun trên bếp than hoa bằng nồi đất, vì dùng than hoa nước sẽ không bị bám mùi của khói như đun bằng dầu, rơm… tùy từng loại trà mà chúng ta đun nước ở độ sôi khác nhau, đối với trà xanh thì nước cần đun sủi tăm, còn đối với các loại ướp hương sen, hương nhài, hương cúc… thì nước cần đun sôi ở đầu nhang, bởi nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến vị ngon của trà, nếu không đủ độ sôi thì trà sẽ không phai ra, còn nếu nhiệt độ cao quá sẽ khiến cho trà bị nồng, mất vị thơm và thường được gọi là “cháy” trà.

Quy trình chế biến Trà Sen Xứ Huế

 

Dưới thời trị vì của vua Tự Đức (nhà Nguyễn), mỗi mùa Sen đến vào thời điểm khi hoàng hôn rải nắng vàng lên mặt hồ sen, các thiếu nữ thời đó chèo thuyền ra chọn những bông sen đang còn hé nụ và lén bỏ vào một nhúm trà nhỏ. Đêm xuống cánh hoa Sen cúp lại, ấp ủ, những nhúm trà được thấm đẫm hương thơm của sen. Sớm hôm sau khi ánh bình minh chưa chạm tới những đóa Sen, thì các thiếu nữ lại chèo thuyền ra lấy lại những nhúm trà đó. Trà rất thơm hương tự nhiên của đất trời trong suốt đêm dài. Cũng thế, nước pha trà được hứng từ những lá Sen còn đọng sương sớm. Đây chính là thiên cổ đệ nhất trà vào thời bấy giờ.

Để có được một lượng lớn trà ướp hoa Sen và còn cất giữ đến những mùa sau khi đã hết mùa Sen thì người dân phải gỡ lấy hạt trắng ở mỗi nhụy hoa Sen, hạt trắng này thường được gọi là gạo Sen, sau đó đem đi trộn lẫn với trà, rồi ủ kín. Khi gạo Sen khô héo và teo lại, đem đi sấy với lửa liu riu để giữ được mùi hương tự nhiên của hoa Sen. Đây là một quá trình rất công phu, mất nhiều thời gian, nhưng để có được loại trà thơm, ngon thì cũng thật xứng đáng.

Một cân trà ướp hương Sen cần có 1000 đến 1400 bông Sen. Sen được hái khi trời vừa mới ửng sáng, lúc còn e ấp hơi sương, tinh túy của đất trời còn đọng lại trong đài nhụy sen. Bông Sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo Sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 7-9 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp.

Ngày xưa, trong các hoàng cung vua chúa, các bà phi, bà hoàng phải dành rất nhiều công phu, chắt lọc từng giọt sương mai trên búp sen khi mặt trời chưa lên cao. Còn các bậc tiền nhân thường sử dụng nước mưa để giúp chén trà hoa có vị ngọt thanh, sau khi uống hết sẽ cảm nhận được vị ngọt còn vấn vương nơi cổ họng.

Công phu là thế nên một ấm trà Sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương Sen còn ngan ngát.

Thưởng thức

Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua - ngày tới), uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.

Trà sen được coi là một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, đóng góp vào nền văn hóa trà thế giới. Và không biết tự bao giờ, Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sử và lòng kính trọng.

Ngày nay, uống trà không chỉ đơn thuần để giải khát mà nó còn được sử dụng như một “thần dược” hữu hiệu để chữa bệnh. Trong đó, trà Sen được xem như một phương thuốc đi đầu ngăn ngừa và chữa bệnh. Được kết tinh từ trà xanh và hoa sen, trà sen chứa rất nhiều hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe. Giữa bộn bề lo toan thường nhật, nếu có thể pha cho mình một ấm trà Sen, mở một bản nhạc mà mình yêu thích và lắng lòng mình lại, bạn sẽ cảm nhận được những phút giây thư thái, bình an hiếm có trong tâm hồn mình.

Địa chỉ gợi ý

 
Ảnh: Đỗ Ngọc Quỳnh Châu, The Hue of Hue, Bảo Minh, Đăng Tuyên, Ngọc Bích
Các bài khác
    << < 1 2 > >>