Được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm BTDT Cố đô Huế) phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn độ Thái Bình Dương đồng tổ chức Đại hội lần thứ 21của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Đại hội trùng với dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam).
Hội nghị IPPA là hội nghị lớn nhất trên thế giới dành riêng cho khảo cổ học ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hội nghị này ở Huế thu hút hơn 700 nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học từ 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là sự kiện khoa học lớn nhất và quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới, cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của mình, cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới.
Hội nghị với nhiều chủ đề báo cáo khác nhau, bao gồm quá khứ khảo cổ học từ các địa điểm xưa nhất của con người sống trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương đến các mốc thời gian gần đây hơn. Các tham luận đề cập đến các phương pháp lý thuyết mới và vấn đề kỹ thuật cao trong nghiên cứu thực địa và phân tích tại phòng thí nghiệm. Các tham luận khác sẽ thảo luận các vấn đề quan trọng trong bảo vệ di sản văn hóa, bao gồm những cách tiếp cận sáng tạo chiến lược giáo dục và khuyến khích cộng đồng trong bảo tồn di sản.
Vào ngày 23 tháng 9, phiên khai mạc chính thức Đại hội, sẽ có các bài thuyết trình đặc biệt của Tân Chủ tịch IPPA, TS. Phan Thanh Hải (Trung tâm BTDT Cố đô Huế) và TS. Nguyễn Giang Hải (Viện Khảo cổ học), TS. Phan Thanh Hải sẽ trình bày về "Di sản Văn hóa Huế và công tác bảo tồn”, TS. Nguyễn Giang Hải trao đổi về "Những nghiên cứu gần đây của Khảo cổ học Việt Nam".
Các đồng chủ tịch mới sẽ đương nhiệm cho đến Hội nghị IPPA tiếp theo được tổ chức ở một địa điểm khác trong 4 năm tới. Hội nghị lần này ở Huế sẽ quyết định nơi đăng cai Hội nghị IPPA tiếp theo.
Ba tham luận toàn thể đầu tiên trong ngày khai mạc liên quan đến sự lan tỏa của những người hiện đại đầu tiên trên khắp Đông và Đông Nam Á di dân vào Úc và các hòn đảo lân cận. Các tham luận còn bàn đến cách các nhà khảo cổ nên tiếp cận quá khứ lịch sử gần đây và nghiên cứu về khảo cổ học ở Đông Nam Á trong thế kỷ 21. Ba tham luận toàn thể khác bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc của chúng tôi đến cố Giáo sư Ian Glover, thuộc Viện Khảo cổ học nổi tiếng thế giới tại Đại học College, London. Ông từng là người đứng đầu khảo cổ học Đông Nam Á và là thành viên trọn đời rất danh giá của IPPA. Ông Ian qua đời vào tháng Tư năm nay.
Sau khi kết thúc các bài tham luận toàn thể, các đại biểu và khách mời sẽ được thưởng thức đêm Gala khai mạc tại Khách sạn Hương Giang do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chiêu đãi.
IPPA sẽ tổ chức cuộc họp chính thức vào tối thứ Ba, ngày 25 tháng 9 bàn về các vấn đề liên quan đến Hiệp hội và các thành viên của Hiệp hội.
Thứ Tư giữa kỳ của Hội nghị sẽ là ngày tham quan truyền thống của IPPA. Đây là dịp để cho các đại biểu được nghỉ ngơi và giải trí trong suốt thời gian hội nghị. Đại biểu sẽ có cơ hội tham quan di sản văn hóa thế giới Huế miễn phí với sự hỗ trợ của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Chương trình tham quan này sẽ giúp cho các đại biểu có cơ hội chiêm ngưỡng Di sản văn hóa Huế và thành phố Huế nổi tiếng. Các chuyên gia quốc tế về khảo cổ học và di sản văn hóa của IPPA sẽ có cơ hội chứng kiến sự tuyệt vời của di tích do công bảo tồn miệt mài của Việt Nam trong nhiều thập kỷ.
Sau khi kết thúc buổi tham luận cuối cùng, các đại biểu và khách mời sẽ được thưởng thức đêm Gala chia tay tại Khách sạn Century Riverside do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.
Ban tổ chức trân trọng ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức trong Hội nghị này, bao gồm Quỹ WennerGren và Quỹ Granucci trong việc hỗ trợ các đại biểu là sinh viên đại học và dịch vụ Radiocarbon-dating Beta Analytic nổi tiếng.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn Hội Địa lý Quốc gia (NGS) từ lâu đã tài trợ và báo cáo nghiên cứu với sự tham gia của nhiều thành viên IPPA. NGS cũng đã tham gia hội nghị này nhằm thảo luận cách thức hợp tác với IPPA để tăng cường nghiên cứu khảo cổ học và di sản Ấn độ-Thái Bình Dương trong tương lai. Chúng tôi cũng cảm ơn Khách sạn Hương Giang và khách sạn Century Riverside là các đơn vị có những hỗ trợ đắc lực cho chúng tôi trong việc bố trị địa điểm tổ chức hội nghị.
---
GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
1. Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) (ippa.anu.edu.au)
Hội tiền sử Ấn Độ-Thái Bình Dương là cơ quan cao nhất về di sản khảo cổ và khảo cổ học của khu vực. Tổ chức được thành lập ở Java vào năm 1929, trở thành Hội tiền sử Viễn Đông ở Manila vào năm 1953 và sau đó là Hội tiền sử Ấn Độ-Thái Bình Dương ở Nice, Pháp vào năm 1976.
Mục tiêu của Hội là:
• Tthúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu về thời tiền sử Đông Á (70o kinh độ Đông) và khu vực Thái Bình Dương
• Duy trì trao đổi học thuật thông qua các hội nghị thường xuyên, thông tin liên lạc và Tạp chí Khảo cổ học Ấn Độ-Thái Bình Dương
• Duy trì các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu tiền sử.
IPPA tổ chức hội nghị quốc tế cứ bốn năm một lần. Hội nghị gần đây đã được tổ chức tại Malaysia (1998), Đài Loan (2002), Philippines (2006), Việt Nam (2009) và Campuchia (2014). IPPA xuất bản tạp chí trực tuyến quốc tế về Khảo cổ học Ấn Độ - Thái Bình Dương
Liên hệ thông tin:
GS Ian Lilley, Tổng thư ký IPPA
Email: ippasecgen@gmail.com
Website: https://journals.lib.washington.edu/index.php/JIPA/index
2. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được thành lập vào năm 1982, trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về mặt hành chính và trực thuộc chuyên môn của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Quần thể Di tích Huế-Di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam, Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Huế -được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và bảo tồn cảnh quan môi trường gắn liền với di tích.
Trung tâm gồm 12 phòng ban với hơn 750 nhân viên, 300 trong số đó đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học trong các ngành như kiến trúc, xây dựng, nghệ thuật, lịch sử, văn học, ngoại ngữ, luật và Hán Nôm. Nhiều nhân viên đã được đào tạo ở nước ngoài để nâng cao kiến thức và chuyên môn trong nghiên cứu khoa học và bảo tồn-trùng tu di sản.
Hơn 130 di tích và công trình kiến trúc đã được trùng tu hoàn toàn và từng phần. Ngoài ra, Trung tâm đã xuất bản khoảng 30 tập sách; tiến hành nhiều nghiên cứu; tổ chức hàng trăm chương trình biểu diễn Nhã Nhạc, cũng như hàng trăm cuộc triển lãm về di sản văn hóa của Huế, cả ở Việt Nam và ở nước ngoài. Hơn nữa, Trung tâm đã và đang phối hợp với hơn năm mươi tổ chức, viện, trường đại học ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới với mục đích nghiên cứu và giáo dục; và hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện nhiều kế hoạch bảo tồn chất lượng cao nhằm khôi phục các di tích lịch sử văn hóa địa phương.
Liên hệ thông tin:
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc
Email: huedisan@gmail.com
Website: https://hueworldheritage.org.vn
https://huedisan.com.vn
3. Viện Khảo cổ học Việt Nam
Viện Khảo cổ học là một tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1. 59-CP ngày 14 tháng 5 năm 1968 do Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành.
Viện có chức năng thực hiện các vấn đề cơ bản của khảo cổ học Việt Nam, nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Việt Nam, và cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng định hướng, xây dựng chiến lược và chính sách của một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.Viện Khảo cổ học đã góp phần bảo tồn di sản quốc gia về mọi mặt: phát hiện, nghiên cứu và đánh giá di sản cũng như các đề xuất về bảo tồn di sản; thực hiện việc bảo tồn tại chỗ cho các di tích được phát hiện hoặc yêu cầu bởi chính quyền; cung cấp tài liệu cho những người làm công việc bảo tồn di sản và lập kế hoạch và chính sách bảo tồn di sản.
Về tổ chức, Viện khảo cổ học bao gồm các phòng nghiên cứu Tiền sử, Khảo cổ học đô thị, Khảo cổ học lịch sử Nghệ thuật, con người và môi trường cổ, khảo cổ học Dưới nước và khảo cổ học thực nghiệm,…Viện có phòng Tạp chí Khảo cổ học là Tạp chí chuyên ngành. Đây là tổ chức nghiên cứu tập trung nhất về Khảo cổ học ở Việt Nam.
Đại hội Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (gọi tắt là IPPA) là sự kiện khoa học lớn nhất và quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới. Đây là lần thứ 2, Viện Khảo cổ học được chọn là đơn vị tổ chức chỉ trong một thời gian (lần thứ nhất vào năm 2009 tại Hà Nội).
Liên hệ thông tin:
TS. Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng
Email: nguyengianghai1958@gmail.com
Website: http://khaocohoc.gov.vn/
Ngay sau Đại hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức Hội nghị Thông báo những phát hiện mới về Khảo cổ học Việt Nam lần thứ 53 - năm 2018. Thời gian tổ chức từ 14h ngày 29/9 - 30/9/2018) tại Khách sạn Century Riverside Hotel Hue, Thành phố Huế.