-
Ngoài các di tích, thắng cảnh đẹp thì những khu phố mua sắm, phố ẩm thực và những con phố đặc trưng khác là yếu tố mang lại sức hấp dẫn và doanh thu lớn cho ngành công nghiệp không khói ở nhiều quốc gia. Với Huế, có thể chưa đặt kỳ vọng quá lớn về nguồn thu, nhưng việc để những con phố “kể chuyện” sẽ giúp miền Hương Ngự thêm sức lôi cuốn.
-
Trong thời gian trở lại đây, Huế đang dần khẳng định vị thế của mình như một hình mẫu về đô thị giảm nhựa, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Đặc biệt thông qua dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam", nhiều mô hình, chương trình hay đã được nhân rộng trên địa bàn thành phố Huế, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên.
-
Sáng ngày 10/7, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Du lịch thành phố Huế và Học viện Hàng không Việt Nam giai đoạn 2025-2030. Tham dự sự kiện có đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
-
Sáng 9/7, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines phối hợp cùng UBND TP. Huế và Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài tổ chức sự kiện chào mừng chuyến bay đặc biệt nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam, hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 và đón chào hành khách thứ 350 triệu của hãng.
-
Ngày 3/7, Sở Du lịch vừa có công văn gửi các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn thành phố về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.
-
Bề dày văn hóa Huế gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng là nền tảng quan trọng để hình thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, tạo sự đa dạng cho điểm đến và độc đáo trong hành trình của du khách.
Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các cơ sở Phật giáo
-
Việc nhận diện, xây dựng và bảo hộ các tài sản trí tuệ (TSTT) của du lịch Huế đang mở ra cơ hội để hình thành các sản phẩm đặc thù, tạo dấu ấn khác biệt. Hoạt động này cũng đồng thời góp phần bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch địa phương hợp lý trước xu thế đổi mới sáng tạo và chuyển dịch kinh tế bền vững.
-
Chiều tối 8/7, Hiệp hội Du lịch TP. Huế tổ chức chương trình gặp mặt nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025). Đến dự chương trình có ông Ngô Yên Thi, nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế). Về phía lãnh đạo thành phố có ông Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; các UVTV Thành ủy: Nguyễn Chí Tài, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế; Nguyễn Thị Ái Vân, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP. Huế. Tham dự chương trình còn có nguyên lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế) qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành.
-
Sáng ngày 3/7/2025, tại khuôn viên siêu thị GO! Huế, thành phố Huế chính thức phát động chương trình “Tháng không túi nilon 2025” với chủ đề “Mang xanh về nhà” trong khuôn khổ Dự án “Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (Dự án TVA) do WWF-Na Uy tài trợ thông qua WWF-Việt Nam, phối hợp cùng UBND thành phố Huế. Sự kiện diễn ra xuyên suốt tháng 7, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hành vi tiêu dùng bền vững và giảm thiểu rác thải nhựa tại đô thị di sản.
-
Bên cạnh các thị trường tiềm năng khác, ngành du lịch Cố đô đang đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, định vị thương hiệu và giới thiệu điểm đến Huế tại các nước châu Âu. Với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc, ngành du lịch Huế kỳ vọng lượng khách từ thị trường trọng điểm này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
-
So với Nha Trang hay Phú Quốc, biển Huế không lớn bằng và thiếu những khu du lịch hiện đại. Còn nếu tìm kiếm các bãi biển sôi động, Huế có thể không đáp ứng bằng Đà Nẵng. Tuy nhiên, Huế lại ghi điểm bởi sự kết hợp giữa văn hóa Cố đô và thiên nhiên hoang sơ, mang đến trải nghiệm khác biệt.
-
Huế đang xác định vị trí thương hiệu điểm đến: Du lịch xanh. Tuy nhiên, việc xây dựng và đảm bảo lâu dài cho thương hiệu này không chỉ là những khẩu hiệu, phong trào mà cần sự đồng lòng, trách nhiệm từ nhiều phía.