-
Ngày 11/10, đại diện lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Huế cho biết, Hội đồng thẩm định sưu tầm tác phẩm mỹ thuật cho bảo tàng sau khi họp đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh sưu tập 4 tác phẩm mỹ thuật trong năm 2024.
-
UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.
-
Ngày 27/9/2024, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế tổ chức Lễ khởi công công trình trùng tu ngôi nhà vườn tại số 03 Phạm Thị Liên, Kim Long, thành phố Huế.
-
Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.
-
Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”.
-
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và sự giúp đỡ có hiệu quả của các chuyên gia cùng cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai và thực hiện đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào. Đã có hàng trăm công trình di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi trong đó có nhiều công trình lớn, có giá trị tiêu biểu cả về lịch sử và nghệ thuật.
-
Ngày 1/10, huyện Quảng Điền cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ khánh thành văn bia khắc bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu bằng iếng Việt và Tày, tại Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền).
-
Nhiều món ngon trứ danh đại diện cho một số vùng miền được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể kể đến như mì Quảng (Quảng Nam), nghề nấu phở (Nam Định). Trước những thông tin này, những thực khách đặt câu hỏi vậy bún bò Huế đứng ở đâu trên bản đồ ẩm thực và tại sao chưa được ghi danh?
-
Tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ 3, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục: Top Tổ chức/Doanh nghiệp Khoa học&Công Nhệ và Đổi mới sáng tạo.
-
Ngày 27/9/2024, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế tổ chức Lễ khởi công công trình trùng tu ngôi nhà vườn tại số 03 Phạm Thị Liên, Kim Long, thành phố Huế.
-
Sáng 29/9/2024, tại 25 Lê Lợi (TP Huế), Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế tổ chức “Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế”. Tham dự có đồng chí Phan Thiên Định - UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Huế cùng đại diện các sở, ban ngành, cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố.
-
Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.