menu_open
Tranh thêu Đức Thành
Xem cỡ chữ:
Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh bên tác phẩm tranh thêu của mình
Cơ sở thêu Đức Thành của Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh là một trong những địa chỉ được trao giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”, là địa chỉ quen thuộc cho du khách gần xa tới Cố đô với mong muốn sở hữu những tác phẩm thêu như ý.
Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh bên tác phẩm tranh thêu của mình
Địa chỉ: 82 Phan Đăng Lưu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại:

Giới thiệu:

  Sinh ra trong một gia đình truyền thống về nghề thêu, có ông nội là thợ thêu Lê Chí Thành - người được triều Nguyễn triệu về kinh đô Phú Xuân trong một cuộc trưng tập thợ giỏi nhiều ngành nghề khắp đất nước; cha là cụ Lê Văn Hỡi - người từng thêu long bào cho vua Khải Định. Ông Lê Văn Kinh hiện là nghệ nhân thêu hàng đầu của xứ Huế, được các chuyên gia UNESCO gọi là “báu vật nhân văn sống”.

Cơ sở thêu Đức Thành chính là tên tuổi, là thương hiệu gắn liền với sự nổi tiếng và uy tín của gia đình Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh.

Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh tâm sự rằng “Trên đời này, làm nghề gì cũng có cái đạo của nó. Chữ nghĩa lại càng cần đến đó hơn”. Trong đời ông đã viết 118 chữ Tâm và 14 chữ Nhẫn. Chính những chữ Tâm và chữ Nhẫn đó đã theo ông suốt một hành trình làm bạn với những đường kim mũi chỉ thêu thùa để rồi hình thành nên thương hiệu tranh thêu Đức Thành đến hiệu Cẩm Tú rồi Hợp tác xã thêu Phú Hòa và giờ đây đã trở lại với tên quen thuộc đó là hiệu thêu Đức Thành tại số nhà 82 đường Phan Đăng Lưu, phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Sản phẩm tại cơ sở tranh thêu Đức Thành rất đa dạng và đặc biệt, không chỉ vì thành thục các kỹ năng nghề, những người thợ thêu tại cơ sở thêu Đức Thành còn được Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh truyền dạy từng bí quyết thêu của một đời ông theo nghề. Ông cho biết, người làm nghề thêu phải biết kết hợp một cách tinh tế rất nhiều yếu tố lại với nhau. Muốn cho ra đời một bức tranh thêu sống động thì người thợ thêu phải biết gửi gắm cả tâm tư tình cảm của mình vào trong đó. Kim thêu phải mua ở chợ Mậu Tài (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), rồi mang về gia công mài nhỏ đạt đến độ sáng bóng thì đường thêu mới tinh xảo. Chỉ thêu ở Huế là loại chỉ mộc được làm bằng tơ tằm, sau khi mua chỉ thô về, người thợ phải tự tay nhuộm màu cho chỉ theo bí quyết gia truyền riêng. Nhờ vậy mà sợi chỉ thêu sau khi được người thợ xử lý đã trở nên bền hơn mà không bị đứt gãy. Màu sắc của những bức tranh sau khi hoàn thiện cũng thanh thoát ưa nhìn hơn.

Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh luôn căn dặn các thế hệ học trò rằng điều quan trọng nhất trong đời một người thợ thêu là chữ Tâm và sự cần mẫn đó là chữ Nhẫn, có cái tâm sáng thì lòng mới trong, mới nắm bắt được cái hồn của từng tác phẩm. Sự cần mẫn của đôi tay

 

 

Bản đồ: