menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Lăng Vạn Vạn (Tư Thông Lăng)
Xem cỡ chữ:
Lăng Vạn Vạn (Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong)
Cách Đại Nội Huế hơn 5km về phía Đông Nam, Lăng Tiên Cung (僊宮陵) hay Tư Thông Lăng (思聰陵), còn có tên dân gian là lăng Vạn Vạn. Đây là lăng mộ của Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 - 1944), vợ của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ vua Khải Định, là một trong những lăng mộ hoàng hậu có quy mô bậc nhất ở Huế. 
Lăng Vạn Vạn (Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong)
Địa chỉ: Số 10 Trần Thanh Mại, phường An Đông, thành phố Huế
Tình trạng: Được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2006

Giới thiệu:

Cách Đại Nội Huế hơn 5km về phía Đông Nam, Lăng Tiên Cung (僊宮陵) hay Tư Thông Lăng (思聰陵), còn có tên dân gian là lăng Vạn Vạn. Đây là lăng mộ của Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 - 1944), vợ của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ vua Khải Định, là một trong những lăng mộ hoàng hậu có quy mô bậc nhất ở Huế. 

Lăng Vạn Vạn tọa lạc phần đất xứ Cù Bạc, làng An Cựu Tây, tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên; nay là số 10 Trần Thanh Mại, phường An Đông, thành phố Huế. Tên lăng Vạn Vạn xuất phát từ quan niệm khi đó, rằng khoảng đất được chọn để xây lăng vua phải là “Vạn niên cát cục” hay “Vạn niên cát địa”, còn phần đất được chọn để xây lăng cho cha mẹ của vua phải là “Vạn vạn niên cát cục” hoặc “Vạn vạn niên cát địa”. Cũng từ tên lăng này mà xóm ven sông An Cựu dẫn tới lăng này được gọi là xóm Vạn Vạn.

Ngày 13/12/2006, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định số 98/2006/QĐ-BVHTT về việc Xếp hạng di tích Quốc gia đối với Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Lăng Vạn Vạn (Xã Thủy An, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lịch sử hình thành:

Chưa tìm thấy tư liệu thành văn nào cho biết một cách chính xác thời điểm xây dựng lăng Vạn Vạn. Nhưng, theo một chứng nhân lịch sử là ông Dương Quang Tùng thì lăng này đã được chọn lựa địa điểm, quy hoạch và xây dựng dưới thời vua Khải Định (1916 - 1925). Ông Dương Quang Tùng (sinh năm 1931, hiện sống ở Huế) gọi bà Dương Thị Thục bằng cô ruột. Ông là con của ông Dương Quang Lược, em trai của bà Tiên Cung. Ông Tùng đã được bà Tiên Cung cho vào ở với bà tại cung Trường Sanh (trong Hoàng thành Huế) từ năm ông mới 2 tuổi cho đến khi bà mất vào năm 1944. Ông kể rằng bà Tiên Cung mất vào ngày mồng 2 tháng Tám năm Giáp thân (18/9/1944). Quan tài của bà được quàn tại cung Trường Sanh trong khoảng một tháng, đến tháng Chín âm lịch năm ấy, triều đình mới tiến hành lễ ninh lăng (tức là đưa đám). Ông Tùng nhớ rõ rằng khi triều đình và hoàng tộc đưa quan tài đến lăng Vạn Vạn thì các công trình kiến trúc ở đây đã hoàn chỉnh trước rồi. Họ chỉ còn một việc là đưa quan tài vào dưới thạch thất (nhà bằng đá) trong lăng bằng đường toại đạo, rồi hạ một tảng đá lớn xuống đó để chặn kín con đường hầm này nữa là xong.

Từ đó, việc quản lý và chăm sóc khu lăng này thuộc về triều đình. Triều đình có cho xây dựng một binh xá (nhà lính) 3 gian 2 chái bằng gỗ ở bên trái trong khuôn viên của lăng để một số lính hộ lăng ăn ở trực giác. Nhưng, kể từ khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945 và Huế trải qua các biến động lịch sử, ngôi nhà bị bỏ hoang, rồi tàn tạ vào những năm đầu thập niên 1950.

Giai đoạn 1953 - 1955, Ủy ban trị sự Nguyễn Phúc tộc (dưới sự lãnh đạo tinh thần của bà Từ Cung) đã vận động chính quyền cử 4 nhân viên ngành bảo tàng trực tiếp bảo vệ và chăm sóc lăng Vạn Vạn.

Trong 20 năm từ 1955 đến 1975, việc quản lý lăng này hầu như bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, diện tích đất đai thuộc phạm vi lăng Vạn Vạn vẫn còn nguyên vẹn, chưa ai xâm phạm vào vùng đất quan phòng được giới hạn bằng một hệ thống trụ cấm vốn có từ khi xây lăng.

Đến cuối năm 2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bắt đầu ký hợp đồng với ông Võ Văn Cam (1 trong 4 nhân viên từng phụ trách lăng Vạn Vạn giai đoạn 1953 - 1955) nhằm thực hiện nhiệm vụ: chăm sóc và bảo vệ lăng này.

Nét đặc trưng:

Lăng tẩm của vua chúa thường tọa lạc trên vùng đồi núi phía Tây thành Huế. Tuy nhiên, lăng Vạn Vạn lại ẩn mình ở giữa chốn đồng bằng xứ Huế. Đi ngược lại thông lệ, theo thuyết cổ từ các bô lão, nhà Nguyễn thời ấy vùng đất thiêng Vạn Vạn này tụ hợp mọi yếu tố cát lành theo truyền ngôn: "Cù Bạc nhất xứ huyệt - Công hầu đợi đợi bất tuyệt". Hai câu kệ này có nghĩa: Cù Bạc là xứ đất lành, chọn làm huyệt mộ thì con cháu đời sau vinh xương, hiển đạt, công hầu khanh tướng không cần lo nghĩ.

So với lăng tẩm các hoàng hậu triều Nguyễn, bao gồm Tư Minh Lăng của bà Thánh Cung trong quần thể Tư Lăng của vua Đồng Khánh, Tư Thông Lăng (Lăng Vạn Vạn) của bà Tiên Cung có quy mô bề thế hơn hẳn. Diện tích đất quan phòng dành cho lăng Vạn Vạn xấp xỉ 6 ha. Lăng được xây trong thời vua Khải Định nên là một trong những di tích tiêu biểu cho lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng thời bấy giờ, khi bắt đầu có sự kết hợp giữa các vật liệu xây dựng mới là xi măng cốt thép với các vật liệu xây dựng truyền thống. Lăng được trang trí công phu, tinh xảo và phong phú đến độ dày đặc, khắc chạm và đắp tỉa các hình tượng sống động như mặt trời, áng mây, hoa sen, chim phượng, đào tiên, cùng các lối trang trí ước lệ quen thuộc như mai điểu, liễu mã, tiêu tượng, tùng lục, mẫu đơn hóa phụng… 

Kiến trúc:

Lăng Vạn Vạn chạy theo trục Tây Bắc - Đông Nam, nằm trọn vẹn trong một dải đất giữa phường An Đông, thành phố Huế ngày nay. Lăng được đặt dựa theo thế phong thủy "Tọa sơn, hướng thủy" và "Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ". 

Cụ thể, Lăng Vạn Vạn tựa hậu vào núi Ngự Bình ở xa về phía sau, phía trước có dòng nước chảy qua. Dòng nước này chính "tiền Chu Tước", dân An Cựu gọi là cái hói, khởi từ vùng cận sơn chảy qua Cống Bạc và tựu về sông An Cựu.

Phía trước lăng có xây bình phong cuốn thư khá lớn làm án sơn. Hai bên là hai trụ biểu đồ sộ, bề thế. Hai bên sân trước có an trí hệ thống dã sơn bằng đá biểu tượng cho tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. 

Nguyên tắc thiết kế của lăng Vạn Vạn không nằm ngoài hệ thống phong thủy từ cổ xưa một cách nghiêm ngặt. Mặc dù tọa lạc ở đất đồng bằng, nhưng lăng cũng được xây dựng trên gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất, gọi là Huyền Cung. Được bao bọc bởi Bửu Thành, Huyền Cung nằm trung tâm khuôn viên lăng, cũng là mật địa của lăng. Huyền Cung hình chữ nhật có diện tích khoảng 400m2, xung quanh được bao bởi hai vòng thành kiên cố. Vòng ngoài cao 4,5m, dày 0,76m. Vòng trong cao 3m, dày 0,6m. Hai vòng thành đều được xây bằng gạch vồ và vữa xi măng. 

Lối vào Huyền Cung chỉ có một cửa duy nhất ở mặt tiền, gọi là Bửu Thành Môn. Cửa hình vòm, bên trên xây hai tầng mái giả. 

Bước qua Bửu Thành là bức bình phong hình cuốn thư được xây đắp mềm mại. Cuốn thư được trang trí phong phú với các họa tiết như bát bửu, tứ thời,... nhưng trọng tâm vẫn là chữ vạn thọ cách điệu. Mặt sau có hình ảnh song phụng vờn mây. Tiếp nối bình phong là lối vào trong khuôn viên Huyền Cung có lối vào tương đối hẹp khoảng 2m. 

Chính giữa Huyền Cung là ngôi mộ đá có thiết kế tựa ngôi nhà nhỏ được xây trên bậc cấp. Bốn góc đều có lan can bổ trụ chắp hình hoa sen cùng 8 cặp quả: đào tiên, mãng cầu, xoài, lựu. 8 cặp quả hay 8 mặt trụ được điểm xuyết biểu tượng may mắn đều mang ngụ ý bảo vệ, che chở cho bậc mẫu ngh

Giá trị nghệ thuật:

Nếu các công trình kiến trúc dưới thời vua Khải Định với loạt vật liệu xây dựng mới là xi-măng cốt thép và với hình thức trang trí công phu, tinh xảo, phong phú đã để lại một dấu ấn khác lạ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng, thì lăng Vạn Vạn cũng là một trong những di tích tiêu biểu và cụ thể thuộc giai đoạn lịch sử này.

Với việc chọn lựa địa điểm và áp dụng các nguyên tắc phong thủy để xây dựng lăng, và với các giá trị nghệ thuật kiến trúc cũng như nghệ thuật trang trí, Lăng Vạn Vạn thể hiện đầy đủ hiếu đạo truyền thống của một ông vua nhà Nguyễn đối với người mẹ đã sinh ra mình.

Hướng dẫn đường đi:

Từ Đại Nội Huế, để đến Lăng Vạn Vạn chỉ mất khoảng hơn 10 phút di chuyển bằng xe máy/ ô tô với quãng đường hơn 5km. Từ đường Lê Duẩn, đi qua cầu Phú Xuân, tới đường Hà Nội thì đi thẳng tới ngã 6 tòa nhà Vincom Huế; tiếp tục đi theo trục đường chính Hùng Vương hướng tới cầu An Cựu rồi đi tiếp đến đường An Dương Vương. Từ đây, đi thêm khoảng 400m nữa thì rẽ trái vào Kiệt 93 An Dương Vương, men theo trục đường này để đến đường Trần Thanh Mại. Lăng Vạn Vạn có địa chỉ tại số 10 Trần Thanh Mại, phường An Đông, thành phố Huế.

Video Youtube:

Bản đồ:

Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong, The Hue Of Huế, Ngọc Bích