menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Vua Minh Mạng
Xem cỡ chữ:
"Vua Minh Mạng" (tên gốc tiếng Pháp: Minh-Mang) là cuốn sách tiếp theo về đề tài chân dung các vị vua triều Nguyễn của tác giả Marcel Gaultier (1900-1960) – nhà văn và từng là biên tập viên của Ban Dân sự Đông Dương thời Pháp thuộc. Đây là công trình thứ hai của ông, với nội dung viết về vị vua kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của vua Gia Long. Trong tác phẩm này, Marcel Gaultier đã trình bày khái quát bối cảnh lịch sử, sự ra đời và trưởng thành của vua Minh Mạng, và quá trình kế nghiệp vua cha của ông.

Cũng như ở cuôn sách "Vua Gia Long", tác giả Gaultier không chỉ thuật truyện mà còn cố gắng tái dựng bối cảnh lịch sử thời bấy giờ thông qua việc khéo léo lồng ghép vào tác phẩm các chi tiết mang tính thông tin cho độc giả về lịch sử Việt Nam và thế giới xuyên suốt các thế kỷ XVII, XVIII và XIX; nhờ vậy, người đọc ở hậu thế có thể phần nào hình dung bối cảnh làm nền cho chuỗi sự kiện tiếp nối nhau.

Đặc biệt, Marcel Gaultier tránh lối viết theo kiểu biên niên sử và chỉ thuần túy liệt kê sự việc cùng ghi chép quan điểm của sử quan như thường gặp trong các bộ sử trước đây, thay vào đó, ông phân tích cách xử trí và ra quyết sách của vua Minh Mạng trước những sự kiện tiêu biểu xuyên suốt thời gian trị vì để qua đó lột tả chân dung và tính cách, tư tưởng và quan điểm của vị vua này. Trong đó, hai vấn đề được Gaultier chú tâm nhiều hơn cả là mối quan hệ của Đại Nam với phương Tây và Cơ Đốc giáo, và cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi cùng hàng loạt sự kiện binh biến rải rác trong lãnh thổ đất nước từ Bắc chí Nam.

Cuốn sách Vua Minh Mạng là một công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo lớn trong nghiên cứu về vua Minh Mạng tại một lát cắt lịch sử trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam. Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu nước ngoài chúng ta sẽ phần nào thấy được những cái nhìn khách quan về nhân vật và lịch sử. Song cũng khó tránh khỏi những yếu tố chủ quan của tác giả và ảnh hưởng của lối viết sử thuộc địa. Chúng tôi hy vọng, cuốn sách tham khảo này sẽ mang đến cho độc giả những tư liệu và những gợi mở trong nghiên cứu về nhân vật và lịch sử để có những cái nhìn đa chiều hơn.

Sách thuộc Tủ sách Hiểu Việt Nam qua tư liệu Pháp ngữ của Omega+, vừa được Đỗ Hữu Thạnh dịch sang Việt ngữ, ấn hành tháng 3/2021.

Trích đoạn hay:

“Gia Long đã thâu tóm quyền lực của ba chính thể lớn trong vương quốc. Nhưng Minh Mạng mới là người bảo vệ và hoàn thiện sự nghiệp ấy, mang lại cho đất nước sắc thái vĩnh cửu bằng cách hướng sức lực và tư tưởng của nó vào một mục tiêu duy nhất, bằng cách đưa cá nhân trở lại khuôn khổ truyền thống mà hai mươi lăm năm nội chiến đã làm lung lay.

Minh Mạng đòi hỏi thần dân một nỗ lực to lớn. Đất nước đứng lên từ những điêu tàn, nhưng suốt một phần tư thế kỷ nó đã bị xâu xé bởi quá nhiều chủ nhân đến nỗi sự tôn trọng đối với quyền lực mới thiết lập chỉ còn là hình thức của một nỗi lo sợ bao trùm đất nước. Người dân không cảm thấy được bảo vệ bởi quyền lực tối thượng của đấng quân vương – nhân vật mà họ không còn tin cậy nữa. Và chính sự ngần ngại dè chừng của người dân giải thích lý do tại sao Minh Mạng lại áp đặt ý chí của mình một cách hung bạo khi ông cảm thấy đủ mạnh để điều hành với tư cách đấng cai trị tối cao.”

“Việc Minh Mạng đặt nhiều chú tâm vào ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong hệ thống hành chính quan lại đã gây nên nhiều ngạc nhiên cho người đương thời. Quả vậy, hoàng đế đích thân điều khiển quốc gia, và khi đọc những biên niên sử chính thống của triều đình ta có thể hình dung ra ông đã điều tiết sinh hoạt của thần dân với mức độ sáng suốt tỉ mỉ thế nào.”

Về tác giả:

MARCEL GAULTIER (1900-1960)

Nhà văn, biên tập viên thuộc Ban dân sự Đông Dương.

Ông để lại cho đời hơn mười tác phẩm, trong đó có ba tiểu thuyết, còn lại là hồi ký và những nghiên cứu sử học về các vị vua triều Nguyễn.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

Gia-Long (Vua Gia Long, 1933)

Minh-Mang (Vua Minh Mạng, 1935)

Le Roi proscrit: [l’Empereur d’Annam Hàm-Nghi] (Nhà vua bị lưu đày: [Hoàng đế Hàm Nghi], 1940)

L’Étrange aventure de Ham-Nghi, empereur d’Annam (Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế An Nam, 1959)

Tìm mua sách TẠI ĐÂY