menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Cửu Đỉnh
Xem cỡ chữ:
Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế gồm tất cả chín cái đỉnh đồng có tên gọi lần lượt: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh, được đặt ở trước sân Thế Tổ Miếu (Hoàng cung Huế), do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837.
Địa chỉ: Thế Tổ Miếu, Hoàng Thành Huế
Tình trạng: Di sản Tư liệu Thế giới (2024); Bảo vật Quốc gia (2012)

Giới thiệu:

Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế gồm tất cả chín cái đỉnh đồng có tên gọi lần lượt: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh, được đặt ở trước sân Thế Tổ Miếu (Hoàng cung Huế), do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837.

Tên Đỉnh cũng chính là tên thụy của Vua sau khi mất được đưa vào thờ tại Thế Miếu: Cao Đỉnh (“Cao” miếu hiệu của vua Gia Long) được đặt ở chính giữa rồi tiếp đến hai bên trái, phải là Nhân Đỉnh (“Nhân” là miếu hiệu của Vua Minh Mạng), Chương Đỉnh (“Chương” là miếu hiệu của Vua Thiệu Trị), Anh Đỉnh (“Anh” là miếu hiệu của Vua Tự Đức), Nghị Đỉnh (“Nghị” là miếu hiệu của Vua Kiến Phúc), Thuần Đỉnh (“Thuần” là miếu hiệu của Vua Đồng khánh), Tuyên Đỉnh (“Tuyên” là miếu hiệu của Vua Khải Định); còn Dụ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa kịp tượng trưng cho Vua nào thì cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ vĩnh viễn vương triều nhà Nguyễn.

Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, mỗi đỉnh đều được đặt trên một phiến đá lớn rất vững vàng, nằm theo thứ tự đối diện với các án thờ trong Thế Miếu. Riêng Cao Đỉnh được đặt nhích về phía trước 3m với hàm ý để tôn vinh công lao to lớn của vị vua đầu tiên của triều đại.

Mỗi đỉnh có 18 hình ảnh được chạm khắc trực tiếp trên thân, chia thành 3 tầng, tổng cộng có 162 hình ảnh được chạm nổi trên Cửu Đỉnh.

Ngoài tính biểu trưng cho các vị vua, thể hiện quyền lực của vương triều nhà Nguyễn thì Cửu đỉnh còn được ví như một bộ “Bách khoa thư” của Việt Nam đầu thế kỉ 19 với 162 mảng hình đúc nổi bằng đồng tinh xảo. Nội dung các mảng hình đúc được tính toán, phân loại và sắp xếp thành từng bộ theo con số 09. Ví như: 09 vì tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ; 09 ngọn núi lớn; 09 con sông lớn; 09 sông đào và sông khác; 09 cửa biển, cửa quan; 09 con thú lớn bốn chân; 09 con vật linh; 09 loài chim; 09 loại cây lương thực; 09 loại rau, củ; 09 loại hoa; 09 loại cây lấy quả; 09 loại dược liệu quý; 09 loại cây thân gỗ; 09 loại vũ khí; 09 loài cá, ốc, côn trùng; 09 loại thuyền bè, xe cộ.

Qua hình ảnh của 162 mảng đúc ấy có thể thấy các hình đúc thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích, đa dạng về nhiều cảnh vật, địa danh, sản vật... nổi tiếng của mỗi miền đất nước, tạo nên bức tranh mô tả sinh động về sự giàu đẹp của Tổ quốc.

Trải gần 200 năm, qua bao cuộc biến thiên của lịch sử và thời gian, song đến nay Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Đây là những bản nguyên gốc và cũng là bản duy nhất. Từ khi được hình thành đến nay, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.

Nét đặc trưng:

1. CAO ĐỈNH 

cao đỉnh đại nội huế

- Hàng trên: 龍 (Long: rồng), 波 蘿 密 (Ba la mật: cây mít), (Canh: cây lúa), 葱 (Thông: cây hành), 紫 薇 花 (Tử vi hoa: hoa tử vi), 雉 (Trĩ: chim trĩ). 

- Hàng giữa: 高 鼎 (Cao đỉnh: đỉnh Cao), 東 海 (Đông hải: biển Đông), 永 濟 河 (Vĩnh Tế hà: kênh Vĩnh Tế), 日 (Nhật: mặt trời), 牛 渚 江 (Ngưu Chữ giang: sông Bến Nghé), 千 尊 山 (Thiên Tôn sơn: núi Thiên Tôn).

- Hàng dưới: 鐵 木 (Thiết mộc: cây gỗ lim), 虎 (Hổ: con cọp), 多 索 船 (Đa sách thuyền: thuyền nhiều dây), 大砲 (Đại pháo: súng đại bác), 沉 香 (Trầm hương: gỗ trầm), 鱉 (Biết/miết: con ba ba).

2. NHÂN ĐỈNH

nhân đỉnh đại nội huế

- Hàng trên: 梧 桐 (Ngô đồng: cây ngô đồng), 琦 楠 (Kỳ nam: gỗ kỳ nam), 糯 (Nọa/nhu: cây lúa nếp), 南 珍 (Nam trân: quả bòn bon), 蓮 花 (Liên hoa: hoa sen), 孔 雀 (Khổng tước: chim công). 

- Hàng giữa: 仁 鼎 (Nhân đỉnh: đỉnh Nhân), 南 海 (Nam hải: biển Nam), 普 利 何 (Phổ Lợi hà: kênh Phổ Lợi), 月 (Nguyệt: mặt trăng), 香 江 (Hương giang: sông Hương), 御 屏 山 (Ngự Bình sơn: núi Ngự Bình).

- Hàng dưới: 仁 魚 (Nhân ngư: cá voi/cá ông), 韭 (Cửu: cây hẹ), 膢 船 (Lâu thuyền: thuyền có lầu), 輪 車 砲 (Luân xa pháo: đại bác trên xe), 豹 (Báo: con báo), 玳 瑁 (Đại mạo: con đồi mồi).

3. CHƯƠNG ĐỈNH

chương đỉnh đại nội huế

- Hàng trên: 茉 莉 (Mạt lị: cây hoa nhài), 菴 蘿 (Am la: cây xoài), 豆 蔻 (Đậu khấu: cây đậu khấu), 菉 豆 (Lục đậu: cây đậu xanh), 薤 (Giới: cây kiệu), 雞 (Kê: con gà).

- Hàng giữa: 章 鼎 (Chương đỉnh: đỉnh Chương), 倉 山 (Thương sơn: núi Kim Phụng), 利 農 河 (Lợi Nông hà: kênh Lợi Nông), 木 星, 火 星, 土 星, 金 星, 水 星 (Mộc tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Thủy tinh: ngũ hành), 靈 江 (Linh giang: sông Gianh), 西 海 (Tây hải: biển Tây).

- Hàng dưới: 順 木 (Thuận mộc: cây gỗ huện), 鱷 魚 (Ngạc ngư: con cá sấu), 朦 艟 船 (Mông đồng thu

Giá trị nghệ thuật:

Giá trị của Cửu Đỉnh trước hết nằm ở tầm vóc to lớn và trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công Phường Đúc, Huế. Chiếc cao nhất tới 2,5m, chiếc thấp nhất 2,3m. Chu vi vòng lưng từ 4,64m tới 4,72m. Trọng lượng chiếc nặng nhất 2061kg, chiếc nhẹ nhất 1935kg. Các cặp quai trên miệng đỉnh không hoàn toàn giống nhau, cặp đúc vuông, cặp đúc tròn, cặp xoắn theo kiểu dây thừng. Chân đỉnh cũng khác nhau, có bộ uốn theo kiểu chân quỳ, có bộ đúc thẳng...

Cửu đỉnh mang ý nghĩa về sự thành công, sự trường tồn, sự giàu có và sự thống nhất của đất nước, là vật báu truyền lại mãi cho muôn đời. Cửu đỉnh với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau như: vũ trụ, linh vật, chim thú, cây cỏ, núi sông, sản vật, cửa biển, vũ khí… tập hợp thành một bộ “bách khoa thư” về đất nước Việt Nam thống nhất đầu thế kỷ XIX. 

Cửu đỉnh là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp của nhiều lĩnh vực như: kiến trúc, hội họa, lịch sử, địa lý, văn hóa và sự diệu nghệ của kỹ thuật đúc đồng Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Các nghệ nhân Việt Nam hồi ấy đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích sự đa dạng và giàu có của Tổ quốc qua những hình ảnh vô cùng độc đáo, sinh động mà thân quen. 

Vào lúc 13h09 phút, ngày 08/5/2024 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành Di sản Tư liệu của Chương trình Kí ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Việc UNESCO công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Video Youtube:

Bản đồ:

Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Các bài khác