menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Lăng vua Khải Định (Ứng Lăng)
Xem cỡ chữ:
Lăng vua Khải Định. Ảnh: Trần Thanh Sang
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng (應陵) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Lăng vua Khải Định. Ảnh: Trần Thanh Sang
 
 
 

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng (應陵) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.
Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

 
 
  • LỊCH SỬ

     

     

  • Ngày 04/09/1920

    Lăng Khải Định được khởi công xây dựng do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá chỉ huy với sự tham gia của nhiều nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước lúc bấy giờ.

  • Ngày 06/11/1925

    Vua Khải Định băng hà, được an táng tại Ứng Lăng. Công việc xây dựng lăng được vua Bảo Đại tiếp tục và hoàn tất.

  • Năm 1931

    Lăng vua Khải Định hoàn thành sau 11 năm xây dựng.

 
 
 

KIẾN TRÚC

Lăng vua có diện tích nhỏ nhất nhưng xây dựng lâu nhất
Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc tam cấp, lấy cung Thiên Định làm trọng tâm. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian.

 
 
 

Lăng duy nhất có sự giao thoa văn hóa Đông - Tây
Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Kiến trúc của Lăng Khải Định không tuân theo tôn chỉ một trường phái kiến trúc nhất định nào, mà là một sự kết hợp táo bạo nhiều trường phái kiến trúc từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Gothique đến Roman… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể, những cổng trụ hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Ðộ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây Thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Sự kết hợp đó thể hiện rõ nét về những ảnh hưởng mang tính chất thời cuộc đến tư tưởng của Vua Khải Định, khi nền văn hóa Đông - Tây có sự giao thoa trong thời điểm giao thời của lịch sử.
Vì vậy mà lăng Khải Định có sự xa hoa, phô trương và độc đáo so với các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

 
 
 

 

 

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.
Lăng Khải Định được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh đầu thế kỷ 20.

 

Các bài khác
    << < 1 2 > >>