menu_open
Chữ Hiếu thể hiện trên nghệ thuật kiến trúc Lăng vua Đồng Khánh và Quốc phục triều Nguyễn
05/06/2023 10:44:20 SA
Xem cỡ chữ:
Tranh Nhị thập tứ hiếu tại Lăng Vua Đồng Khánh
Năm 1916, Vua Khải Định lên ngôi đã cho tu sửa điện thờ, xây cất lăng mộ cho cha, ông mình là vua Đồng Khánh và Kiên Thái Vương đều trang trí minh họa điển tích “Nhị thập tứ hiếu: với 24 đồ bản vẽ các bức tranh khảm gỗ và khảm sành sứ trong nội điện Ngưng Hy và hai nhà bia của Kiên Thái Vương. Đây là ngôi lăng mộ đặc biệt và duy nhất được xây dựng qua bốn đời vua mới hoàn thành (1888 - 1923), vì vậy lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu Á, Tân cổ. 
Tranh Nhị thập tứ hiếu tại Lăng Vua Đồng Khánh

Trong giáo dục, để giữ kỷ cương xã hội, Triều Nguyễn đã lấy nền tảng tinh thần Nho giáo làm trọng. Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tửvà lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. 

Trong đạo lý Nho gia, người xưa đã dạy: “Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”, trong muôn đức hạnh của con người, Hiếu là đức hạnh trọng yếu thứ nhất. Các bậc hiếu tử, từ những người đỗ đạt ra làm quan cho đến những hạng thứ dân, không ai có thể vượt qua đạo lý cổ nhân, và không ai quên được Tam cương và Ngũ thường. Cho nên, mọi người đều phải xem chữ hiếu là trọng.

Nói về đức hiếu, trong chương đầu Khai tông minh nghĩa của Hiếu Kinh thuật lại lời Khổng Tử nói với Tăng Tử:

“Này đây, HIẾU là căn bản của ĐỨC, do giáo dục mà sinh ra. Hãy ngồi trở xuống, ta nói cho ngươi biết. Thân thể, hình hài, tóc tai, da thịt là do cha mẹ sinh ra không được gây hư hại là nết đầu của chữ Hiếu. Sau lo lập thân, hành đạo để lại tiếng thơm cho đời sau là nết cùng của chữ Hiếu. Này đây, chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau rốt là lập thân."

Chính vì ngay từ đời vua đầu triều – Gia Long đã đề cao Đạo Khổng nên các vị vua đời sau đều lấy đó làm nền tảng luân lý như Vua Minh Mạng: Tháng 2 năm 1820, vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Nhà vua đã chọn đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng để xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Năm 1916, Vua Khải Định lên ngôi đã cho tu sửa điện thờ, xây cất lăng mộ cho cha, ông mình là vua Đồng Khánh và Kiên Thái Vương đều trang trí minh họa điển tích “Nhị thập tứ hiếu: với 24 đồ bản vẽ các bức tranh khảm gỗ và khảm sành sứ trong nội điện Ngưng Hy và hai nhà bia của Kiên Thái Vương. Đây là ngôi lăng mộ đặc biệt và duy nhất được xây dựng qua bốn đời vua mới hoàn thành (1888 - 1923), vì vậy lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu Á, Tân cổ.

Nhị thập tứ hiếu (二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cự Nghiệp vào thời nhà Nguyễn biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.

Sách Nhị thập tứ hiếu (24 tấm gương hiếu thảo) đã khái quát:

Người tai mắt đứng trong trời đất,

Ai là không cha mẹ sinh thành,

Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết,

Thì suy ra trăm nết đều nên,

Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,

Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu.

Trang phục truyền thống Triều Nguyễn cũng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) và vua Minh Mạng (1820-1841) định chế về trang phục là áo dài ngũ thân.

Áo dài 5 thân chính thức trở thành quốc phục của dân tộc là một loại trang phục đặc thù của thời Nguyễn, có lịch sử hình thành khoảng trên dưới 300 năm, gắn liền với công cuộc cải cách và định chế trang phục ở Đàng Trong. Người Huế gọi là áo ngũ thân hay áo ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho bản thân người mặc. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường trong Nho giáo: nhân – lễ – nghĩa – trí – tín, ngũ luân: quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè, thậm chí còn mang ý nghĩa về sự giao thoa của ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.  Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.