-
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986), đời sống mỹ thuật của Huế đã có những bước chuyển mạnh. Các tác phẩm ra đời không chỉ gói gọn trong những chủ đề cổ động “công - nông - binh” hay những tác phẩm thể hiện vẻ đẹp thiếu nữ, thiên nhiên… mà mở rộng hơn về những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc hay các vấn đề thời sự. Phong cách thể hiện, chất liệu, kỹ thuật cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết.
-
Lớn lên bên bếp lửa nhà sàn, giữa lời ru của bà, của mẹ, trong âm vang chiêng trống hội làng, Hồ Pa Cô A Têng sớm thấm đẫm mạch nguồn văn hóa truyền thống dân tộc mình.
-
Ngày 10/7, bà Sophie Maysonnave – Tham tán Hợp tác và hoạt động văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, kiêm Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam - đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (BTDTCĐ) Huế trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
-
“Nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất để nuôi dưỡng sự tự tin trong con là tình yêu trọn vẹn của cha mẹ”, ấy là lời nhắn nhủ của tác giả Urako Kanomori trong tập sách "90% trẻ thông minh nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ" (Phạm Lê Dạ Hương dịch, NXB Kim Đồng ấn hành).
-
Đình làng Bao Vinh là một trong những di tích văn hóa đặc sắc còn lưu giữ được vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc đình làng truyền thống Việt Nam. Là biểu tượng thiêng liêng của thiết chế làng xã xưa, đình Bao Vinh không chỉ phản ánh giá trị nghệ thuật và lịch sử, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân địa phương. Ngày 16/12/2021, Đình Bao Vinh được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 3316/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Hơn 2 tháng miệt mài sáng tạo, những tác phẩm được tạo tác từ chất liệu gốm của các nghệ sĩ, nhà điêu khắc đã cho người xem cảm nhận được vẻ đẹp bất diệt từ tư tưởng, tâm hồn, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã trao tặng một số đầu sách văn học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho thư viện Trường ISB, bao gồm các tác phẩm văn học nổi tiếng được dịch sang tiếng Anh.
-
Đóng góp và dấu ấn của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị có sức ảnh hưởng lớn trong nền nghệ thuật điêu khắc thế giới. Huế may mắn khi bà chọn trở về và sống đến cuối đời tại đây và tặng lại tài sản nghệ thuật của mình. Để rồi, rất nhiều nghệ sĩ đến thăm, lấy cảm hứng và sáng tạo tác phẩm của mình, như một “cuộc đối thoại” không có khoảng cách.
-
Hơn 100 tác phẩm của 41 nghệ sĩ nổi tiếng vẽ từ cảm hứng văn chương của Nguyễn Huy Thiệp đã được trưng bày đến công chúng Huế vào chiều 5/7 tại Không gian Lan Viên Cố Tích (95 – 96 – 98 Bạch Đằng, phường Phú Xuân).
-
Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia với 2 di sản ở Huế.
-
Thúy Hồng là con gái của cố soạn giả tài hoa Kỳ Châu, người trước đây đã từng viết lời mới ca Huế cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng với những làn điệu, như: Chầu văn, Tổ khúc dân ca, Nam ai, Nam bình, Nam xuân, Tương tư khúc, Tứ đại cảnh, các làn điệu hò, vè, lý Huế...
-
Hàng ngàn khán giả hòa nhịp trong đêm nhạc sôi động tại Quảng trường Ngọ Môn, nơi cất lên thanh âm mới trẻ trung, hiện đại mà vẫn đậm bản sắc.