menu_open
Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù
Xem cỡ chữ:
Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù cho UBND Thị xã Hương Trà
Sáng ngày 19/02, nhằm ngày Húy kỵ Bà Bún - Tổ nghề làng bún Vân Cù (22 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, được sự đồng ý của UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Trà tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bún Vân Cù” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà và đông đảo nhân dân Thành phố Huế.
Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù cho UBND Thị xã Hương Trà

Vân Cù là một làng nghề thủ công truyền thống làm bún có lịch sử lâu đời và nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay. Lịch sử hình thành làng Vân Cù và quá trình ra đời nghề thủ công làm bún gắn bó chặt chẽ với bối cảnh lịch sử chung sự ra đời làng xã, làng nghề vùng Thuận Hóa, đặc biệt là các làng xã lân cận ven sông Bồ vùng Hương Trà và Đan Điền, nay là thị xã hương Trà và huyện Quảng Điền. Làng nghề bún Vân Cù hiện nay tồn tại và phát triển khá tốt, thu hút đông đảo lực lượng lao động tham gia và là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình. Lực lượng lao động chính ở Vân Cù chủ yếu là người trong làng. Do hộ gia đình là đơn vị sản xuất cơ bản nên cùng với lực lượng lao động chính, tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể huy động tham gia làm bún. Ngoài ra, còn có một bộ phận đáng kể các hộ trong làng tham gia vào các dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Lao động tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên, có tuổi nghề thâm niên, theo nghề từ nhỏ trong các gia đình có truyền thống làm nghề nhiều đời.

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún, lễ hội Bà Bún
Toàn cảnh buổi lễ

Tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Toàn Nguyễn Hồng Toàn trình bày tóm tắt về giá trị di sản Nghề làm bún Vân Cù, trong đó nhấn mạnh: Nghề làm bún Vân Cù phản ánh bản sắc địa phương, là tinh hoa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các sản phẩm thủ công truyền thống nghề bún không chỉ là hàng hóa thuần túy kinh tế mà còn là mang tính sáng tạo và nghệ thuật, phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người dân Vân Cù. Bên cạnh đó còn là nền tảng truyền thống đạo đức trong các phép tắc, lễ nghĩa và các quan hệ ứng xử cũng như văn học dân gian làng xã. Bún làng Vân Cù đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây, mang lại giá trị tinh thần to lớn cho đời sống cư dân bên cạnh giá trị kinh tế. 

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún, lễ hội Bà Bún
Không gian ẩm thực tôn vinh Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bún Vân Cù tại chương trình

Sản phẩm bún Vân Cù có mùi vị đặc trưng riêng, khi ăn không chua mà thơm mùi tinh khiết của bột, không bở mà cũng không dai quá, bún có màu trắng trong, bề mặt bóng, sợi bún mịn. Để làm ra sợi bún ngon như thế trải qua nhiều công đoạn, với sự dày công của những nghệ nhân tâm huyết, có tay nghề. Nghề thủ công truyền thống làm bún làng Vân Cù với các dụng cụ truyền thống, kinh nghiệm, tri thức, kỹ thuật, quy trình sản xuất được hình thành qua hàng trăm năm, là sản phẩm có bề dày lịch sử của văn hoá xứ Huế, gắn với cộng đồng làng xã ven sông Bồ, được lưu giữ trong các nghệ nhân và những người thực hành nghề. Nghề làm bún gắn với làng Vân Cù từ lịch sử hình thành dân cư và phát triển kinh tế, là một bộ phận của làng Việt cổ truyền ở miền Trung, đã tạo ra nhiều sản phẩm ẩm thực phổ biến không chỉ có giá trị về hàng hoá mà còn có nhiều giá trị về văn hoá và lịch sử, con người nơi đây. Đó là các giá trị tinh thần của nghề làm bún gắn với đời sống của cư dân, cảnh quan làng xã, môi trường sống, cùng các hệ thống giá trị và chuẩn mực, lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, lễ tế Bà Bún,… tạo thành một “bảo tàng sống” về truyền thống văn hóa.

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún
Trình diễn các công đoạn làm nên di sản Bún Vân Cù tại chương trình

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún
Từ làng Vân Cù, bún được gánh đi khắp nẻo để góp phần làm nên những món bún nổi danh thiên hạ của mảnh đất Cố đô

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún
Hoạt cảnh trình diễn nghề bún truyền thống - Bún Vân Cù tại chương trình

Bún làng Vân Cù với lịch sử lâu đời, với nhiều sản phẩm phong phú và chất lượng, đã từ lâu đóng vai trò cung cấp nguyên liệu chính để làm nên nhiều món ăn phổ biến, chính và nổi tiếng, qua đó góp phần tạo sự đa dạng, phong phú của ẩm thực Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Bún không chỉ là món ăn dân dã, thích hợp với khẩu vị của rất nhiều người, từ sản phẩm của bún có thể chế biến, kết hợp thành nhiều món ẩm thực hấp dẫn. Phân loại các món ăn từ bún dựa trên các tiêu chí là cơ sở của một hệ thực đơn rất phong phú và đa dạng, đặc sắc và độc đáo như: bún nước và bún khô, bún trộn, bún xào; bún mặn và bún chay,…

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún, lễ hội Bà Bún
Lễ hội Bà Bún được người dân làng Vân Cù tổ chức trọng thể tri ân người có công truyền nghề cho làng Vân Cù

Văn hóa ẩm thực gắn với bún Huế cũng được thể hiện qua cách người Huế đãi khách ăn sáng ở những quán bún ngon nổi tiếng theo hương vị truyền thống, mời khách đến chơi nhà ở lại dùng bữa cơm với gia chủ chỉ cần mua thêm cân bún về đãi khách cũng thể hiện sự trân trọng thân quý khách. Hiện nay có các món ăn từ bún phổ biến như bún bò (thịt, gân), bún heo (giò, thịt), bún hến, bún mắm nêm, bún nghệ, bún cá (cá ngừ, cá nục,…), bún ốc, bún chả (cả thịt, chả cua,…), bún vịt, bún huyết (huyết vịt, lợn,…), bún hải sản (mực, tôm, cua, giấm nuốc,…), bún chay, bún đậu mắm tôm, bún riêu cua, bún chả cá, bún thịt nướng,… Có rất nhiều và phổ biến các món ăn từ bún kết hợp với 1 số nguyên liệu khác có tác dụng chữa một số bệnh thông thường, hàng ngày như bún xào ném, xào nghệ, xào hẹ, xào tiêu ớt, xào lòng nghệ, xào khế… Như một cách tự nhiên, bún góp phần định hình danh tiếng của Huế so với Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, với 3 món ăn đặc trưng là phở Hà Nội, bún bò Huế, hủ tiếu Sài Gòn.

Với những giá trị độc đáo, ngày 10 tháng 12 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề thủ công truyền thống: Nghề làm bún Vân Cù vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dịp này, để ghi nhận đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù, UBND thị xã đã có quyết định khen thường cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia: Nghề làm bún Vân Cù.

Trong chuỗi các hoạt động đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia - nghề bún Vân Cù, trong hai ngày 18-19/02, UBND Thị xã Hương Trà còn tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao sôi động như Triển lãm trưng bày các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, Lễ tế Bà Bún, Lễ hội ẩm thực di sản bún Việt, chương trình đạp xe Về miền thương Hương Toàn, chương trình văn nghệ “Tự hào di sản làng bún Vân Cù”… Đây là các hoạt động hưởng ứng festival Huế 4 mùa- Lễ hội mùa xuân và Năm du lịch quốc gia Huế - 2025.

Một số hình ảnh tại chương trình:

Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù
Đồng chí Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, đại diện Lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (ngoài cùng, bên phải) tặng hoa chúc mừng Thị xã Hương Trà, Huế có một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù
Đại diện lãnh đạo Thành phố Huế tặng hoa chúc mừng Thị xã Hương Trà đón nhận Bằng công nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bún Vân Cù”

Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù
Người dân làng Vân Cù nô nức tham dự và chứng kiến ngày hội tôn vinh di sản cấp quốc gia Bún Vân Cù

Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm Bún Vân Cù
Thao diễn nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bún Vân Cù trên sân khấu

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún

di sản, Bún Huế, Bún Vân Cù, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tinh hoa nghề bún


Không gian hoạt cảnh thu hút người dân và du khách ghé tham quan, check-in


Người dân Hương Toàn nô nức tham gia ngày hội 

Ảnh: Bảo Minh, Ngọc Bích