menu_open

Lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

31/03/2025 8:25:17 SA
Xem cỡ chữ:
Ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện trao bằng công nhận Lễ hội điện Huệ Nam là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Thành phố Huế
Ngày 30/3, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam. Hoạt động nhằm hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
Ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện trao bằng công nhận Lễ hội điện Huệ Nam là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Thành phố Huế

Lễ hội điện Huệ Nam là hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na, được cử hành vào tháng ba và tháng bảy âm lịch hàng năm tại Làng Hải Cát, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế). Lễ hội là sự biểu thị đức tin của con người trong không gian tâm linh, nhằm bày tỏ đạo lý "uống nước nhớ nguồn".

công nhận, Lễ hội điện Huệ Nam, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, festival dân gian, lễ hội truyền thống Huế, phát huy giá trị di tích, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, điện Hòn Chén làng Hải Cát thành phố Huế, Festival Huế

Tại Huế, Lễ hội điện Huệ Nam còn được gọi với cái tên Lễ hội điện Hòn Chén hay Lễ Vía Mẹ, được xem như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, là dịp quần tụ không chỉ của những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Thông qua sinh hoạt lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản phi vật thể gắn với di tích; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận vào năm 2016; thu hút du khách thập phương đến với Huế.

Sắc màu lễ hội điện Huệ Nam trên đường phố Huế

Sắc màu lễ hội điện Huệ Nam trên đường phố Huế

Sắc màu lễ hội điện Huệ Nam trên đường phố Huế
Sắc màu lễ hội điện Huệ Nam trên đường phố Huế

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Chi hội Di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu thành phố Huế xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Điện Huệ Nam” đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa lễ hội truyền thống Lễ hội điện Huệ Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài và ngày càng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương vào các dịp lễ hội, Lễ hội điện Huệ Nam là một lễ hội dân gian nhưng lại pha trộn yếu tố văn hóa cung đình rất độc đáo của xứ Huế.

công nhận, Lễ hội điện Huệ Nam, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, festival dân gian, lễ hội truyền thống Huế, phát huy giá trị di tích, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, điện Hòn Chén làng Hải Cát thành phố Huế, Festival Huế

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Huế: Những hình thức như lễ tế cổ truyền, rước Mẫu, hát văn, hầu đồng được thể hiện trong Lễ hội điện Huệ Nam được coi là một bảo tàng sống lưu giữ lịch sử, văn hóa qua thời gian. Đó là kho tàng truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với các vị Thánh Mẫu và chư vị trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời, còn là môi trường sống của những hình thức tế lễ, diễn xướng với âm nhạc, ca múa, các hình thức, trang trí, các quan niệm nhân sinh, ẩm thực, cách mặc truyền thống của người Việt. Tất cả tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội.

công nhận, Lễ hội điện Huệ Nam, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, festival dân gian, lễ hội truyền thống Huế, phát huy giá trị di tích, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, điện Hòn Chén làng Hải Cát thành phố Huế, Festival Huế
Lễ hội điện Huệ Nam với các hình thức quan trọng là lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua nghi lễ rước bằng đường bộ, đường thủy trên sông Hương để đến với điện Huệ Nam thực hiện lễ Chánh tế và các nghi lễ hầu đồng đặc trưng

công nhận, Lễ hội điện Huệ Nam, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, festival dân gian, lễ hội truyền thống Huế, phát huy giá trị di tích, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, điện Hòn Chén làng Hải Cát thành phố Huế, Festival Huế
Với sự tham gia của đông đảo các tín đồ đạo Mẫu, Lễ hội điện Huệ Nam được xem như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương

Việc đưa Lễ hội điện Huệ Nam vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa tâm linh, mà còn tôn vinh đạo hiếu cũng như những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đồng thời nêu cao tinh thần của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản bởi đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị bền vững.

Bài: Ngọc Bích - Ảnh: Di sản Huế