menu_open

Các điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách tại thành phố Huế

  • Thông tin Information
  • Hình ảnh Gallery
  • 360
  • Tìm kiếm Search

Danh sách các điểm vệ sinh miễn phí cho du khách đã đi vào hoạt động do Khám phá Huế tổng hợp

Nghề đúc tượng ông Táo làng Địa Linh
Xem cỡ chữ:
Nghề làm ông Táo bằng đất nung duy nhất còn sót lại ở xứ Huế.
Địa chỉ: Làng Địa Linh, phường Hương Vinh, Thành phố Huế

Giới thiệu:

Xứ Huế có một nơi chuyên làm nghề nặn tượng ông Táo phục vụ Tết, đó là làng Địa Linh (phường Hương Vinh, thành phố Huế). 

Nằm cạnh phố cổ Bao Vinh, làng Địa Linh là ngôi làng duy nhất còn lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế lưu giữ được nghề làm ông Táo bằng đất nung. Đây là nghề truyền thống đã có từ lâu đời và được gìn giữ qua bao thế hệ con cháu. Theo tín ngưỡng của người Việt Nam, Tam vị Táo quân được xem là vị thần cai quản việc bếp núc của mỗi gia đình. Với người dân xứ Huế, bộ ba tượng ông Táo mỗi năm đều được người dân thay lên bàn thờ ông Táo một cách trang trọng để cầu mong một năm mới may mắn và an khang.

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtNghề làm ông Táo bằng đất nung duy nhất còn sót lại ở xứ Huế.

Lịch sử hình thành:

Theo các cụ cao niên trong làng, xưa làng Địa Linh này nổi tiếng có đất sét dồi dào, chất lượng. Vào thời Nguyễn, nơi đây được chọn đặt “Nê ngõa tượng cục” chuyên làm gạch, ngói phục vụ xây lăng tẩm cho các vua quan ở Huế. Cái nghề làm tượng ông Táo hình thành từ đó.

Để có đất làm tượng, ăn Tết xong, từ tháng 3 Âm lịch, người dân chuẩn bị đất sét. Họ nhào nặn tạo cho đất dẻo. Khuôn gỗ lim có đục lõm hình tượng hai ông, một bà Táo đứng cạnh nhau được người dân thay thế sau hai năm sử dụng.

Nét đặc trưng:

Để hoàn thành được một bức tượng ông Táo, đòi hỏi thực hiện nhiều công đoạn. Thông thường, công đoạn nhồi đất sét cho mịn là vất vả nhất. Khối đất to trộn với nước, chia thành từng khối nhỏ, nhồi đến khi nào mềm nhão và lấy hai ngón tay vân vê thấy mịn là được.

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtNgười dân Địa Linh nâng niu chiếc khuôn làm ông Táo

Đất được cho vào khuôn, nén chặt và gạt bỏ đi phần đất thừa bên ngoài; để bộ tượng ông Táo hoàn thành người thợ cần kiểm tra lại hoặc chêm thêm đất rồi đặt nhẹ xuống sàn nhà tạo bề mặt phẳng giúp tượng đứng thẳng được. Một điều thú vị đó là để có những bức tượng ông Táo đẹp, sắc nét thì khuôn đúc tượng được làm từ gỗ lim.

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtNghề làm ông Táo bằng đất nung được trao truyền qua nhiều thế hệ tại làng Địa Linh, đến nay nghề vẫn được gìn giữ

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtCông việc đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ

Sau khi đúc xong, những bức tượng ông Táo được mang ra phơi nắng cho khô trước khi đưa vào lò nung. Những ngày không có nắng, người thợ dùng quạt điện để hong tượng nhanh khô hơn... Khi đã khô cứng, các bức tượng được người thợ xếp vào lò rồi đốt trấu để nung. Những dãy dài các bức tượng được người thợ cẩn thận chêm thêm từng vụn gạch nhỏ tạo khoảng cách. Qua một ngày, một đêm thì tượng được lấy ra khỏi lò, đây là công đoạn mất khá nhiều thời gian.

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtSản phẩm được xếp ngay ngắn trước khi đưa vào nung

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtTrang trí, tô màu cho sản phẩm sau khi nung

Nghề làm ông Táo, làng nặn tượng ông Táo, duy nhất, tại Huế, đất nung, nghề truyền thống Huế, nghề làm ông Táo ở Huế, làng Địa Linh, phố cổ Bao Vinh, khám phá làng nghề Huế, hơn 100 năm, sôi động, dịp TếtĐóng gói sản phẩm ông Táo bằng đất nung

Tượng ông Táo có nhiều loại, nổi bật nhất là loại được tô màu, rắc kim tuyến. Ngoài ra cũng có những bức tượng ông Táo được trang trí đơn giản hơn bằng việc quét qua một lớp sơn màu cánh gián… Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên tượng ông Táo do những người thợ ở làng Địa Linh sản xuất có nhiều màu gồm màu đất, màu sơn mài hoặc tượng được tô các màu sắc trang trí họa tiết.

Tại Huế, bắt đầu từ rạng sáng cho đến 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp hàng năm, các gia đình thường làm một mâm cỗ để đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy.

Hướng dẫn trải nghiệm:

Trong hành trình về với Phố cổ Bao Vinh, làng Địa Linh chính là điểm phụ cận rất đáng cho du khách dừng chân và trải nghiệm về một làng nghề truyền thống đặc trưng, giúp mọi người hiểu hơn về nét văn hóa của người dân Huế nói riêng, người Việt Nam nói chung trong dịp Tết cổ truyền. Dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, hầu như người dân trên mảnh đất hình chữ S này đều thực hiện một việc giống nhau: Tiễn vị thần bếp lên chầu trời để báo cáo mọi việc sau một năm, đón ông Công ông Táo mới.

Thời điểm làng Địa Linh nhộn nhịp nhất là vào độ tháng Chạp hàng năm. Du khách ghé qua, có thể được xem tận mắt các công đoạn người thợ làm nên tượng ông Táo bằng thủ công, có thể thử sức một vài công đoạn và ghi lại những hình ảnh đẹp với nghề truyền thống của mảnh đất Cố đô, là hành trang đẹp cho mỗi người trong hành trình khám phá Huế.

Ảnh: Lê Đình Hoàng