Huế là thành phố duy nhất của Việt Nam được tôn vinh là “Thành phố văn hóa của ASEAN” và "Thành phố bền vững về môi trường của ASEAN". Với bề dày lịch sử hơn 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân, Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ, tiếp biến, giao thoa và thăng hoa của nhiều nền văn hóa, cho đến nay, hệ thống các giá trị di sản văn hóa đó trở thành nét đặc trưng, hiện hữu và duy nhất của Việt Nam.
Gần 10 năm kể từ khi được trao danh hiệu “Thành phố văn hóa của ASEAN”, trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện nhiều hoạt động, công tác mang tính đồng bộ, không chỉ nhằm giữ gìn thương hiệu mà còn thể hiện cam kết, vai trò trách nhiệm với cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN, trong đó, Huế đóng vai trò tăng cường giao lưu, hợp tác các nền văn hóa, văn minh trong ASEAN, liên kết hợp tác du lịch, tổ chức các chương trình văn hóa… vì một ASEAN thịnh vượng trên nền tảng văn hóa đa sắc màu của các quốc gia.
Thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 (Đề án 161), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành “Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025”. Trên tinh thần đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 259/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 về Thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2021-2025.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động, chủ động lồng ghép đưa các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội vào chương trình, kế hoạch, đề án trọng tâm của sở, ngành, địa phương nhằm đạt được các mục tiêu liên quan đến các lĩnh vực quản lý; triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; lồng ghép giới và bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em...; Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến các mục tiêu Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN với nhiều hình thức đa dạng, đồng thời chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội cử đầu mối lãnh đạo và chuyên viên phụ trách, theo dõi Đề án 161. Trên cơ sở đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo, điều hành, các Kế hoạch, chương trình, qua đó, đã lồng ghép thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh qua các năm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và toàn xã hội về Đề án 161, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai một cách quyết liệt và đồng bộ nhằm thực hiện tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 17/4/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện các mục tiêu Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025. Trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tuyên tuyền, phổ biến các sự kiện quan trọng của ASEAN, các hoạt động của Cộng đồng ASEAN; 03 trụ cột chính của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đối với hợp tác và phát triển chung của khu vực cũng như của từng nước; những lợi ích thiết thực cộng đồng ASEAN mang lại cho người dân; nội dung các văn bản, kế hoạch, tuyên bố ký kết,... của Cộng đông ASEAN trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác phòng, chống mua bán người giữa các nước trong khối ASEAN, phấn đấu vì một Cộng đồng chung không ma túy, ...

Quảng bá hình ảnh đẹp tỉnh Thừa Thiên Huế trên cổng thông tin Vietnam.vn
Tranh thủ các địa chỉ truyền thông tập trung và uy tín, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, hợp tác với Trung tâm Truyền hình Việt Nam Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên xây dựng phóng sự tuyên truyền, quảng bá giá trị di sảnVăn hóa Huế đến với đông đảo khán giả trong và ngoài nước; Tập hợp, chọn lọc các sản phẩm truyền thông nổi bật để đăng tải trên cổng Vietnam.vn nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế đến đông đảo độc giả trong và ngoài nước; đồng thời Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện, xã… cũng chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và lồng ghép nội dung tuyên truyền phù hợp trong quá trình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh trao tặng thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại khu vực biên giới
Những năm qua, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng thông tin, hình ảnh đối với chuyên trang Huế - Thành phố ASEAN (được thiết lập từ năm 2015) và Trang cơ sở dữ liệu Thông tin đối ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần tuyên truyền các thành tựu cũng như các hoạt động nổi bật của Cộng đồng ASEAN nói chung, các hoạt động ngoại giao văn hóa và ngoại giao kinh tế của các nước trong khối ASEAN với tỉnh Thừa Thiên Huế; Thực hiện đầu tư, trao thiết bị trao tặng trang bị, phương tiện hiện đại phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại cho đồn biên phòng Nhâm (huyện A Lưới), góp phần bảo đảm an ninh trật tự, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Nhằm kích cầu du lịch và khai thác thị trường khách quốc tế từ Thái Lan, năm 2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 299/KH-UBND về khai thác thị trường khách Thái Lan đến Thừa Thiên Huế bằng các chuyến bay nguyên chuyến (charter), qua đó, kết nối ngoại giao giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Băng Cốc, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến, giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế là điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách đến với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội du lịch và các công ty Lữ hành tại Thái Lan. Định hướng sau khi triển khai thành công chuyến bay charter nêu trên, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục mở rộng đón khách charter và đường bay nối các Cố đô như Ayutthaya (Thái Lan) - Huế, Huế - Luang Phabang (Lào), Huế - SiemRiep (Campuchia)…

Sự kiện triển lãm hơn 100 bức ảnh giới thiệu về văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN tại thành phố Huế
Bên cạnh truyền thông trên báo chí, Sở Văn hóa và Thể thao đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền quảng bá Danh hiệu Huế - Thành phố Văn hóa ASEAN trên các phương tiện quảng cáo như màn hình điện tử, panô, trên các ấn phẩm truyền thông để quảng bá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao cùng Sở Ngoại vụ đã chủ động phối hợp với Đại sứ quán các nước ASEAN tổ chức thành công Triển lãm Trang phục truyền thống các nước ASEAN trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Huế năm 2022; Triển lãm Ảnh văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế năm 2023; qua đó không chỉ giới thiệu vẻ đẹp đất nước, văn hóa và con người của các quốc gia thành viên ASEAN, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước trong khu vực, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư, giao lưu văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch..., mà còn góp phần quảng bá nhiều hơn nữa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, di sản và các giá trị văn hóa Huế đến với du khách trong nước và quốc tế.

Cũng trong năm 2023, trong khuôn khổ lễ hội mùa Hạ của Festival Huế 2023, Lễ hội Diều quốc tế Huế đã được tổ chức tại Thành phố Huế với sự tham gia của các nghệ nhân diều đến từ các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Thái Lan và các nghệ nhân diều trong cả nước. Hoạt động là cơ hội để các nghệ nhân địa phương, trong nước cũng như quốc tế gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn và giới thiệu bản sắc văn hóa của đất nước mình với nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới.

Hoạt động triển lãm ảnh trong khuôn khổ Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Vừa qua, nhân kỷ niệm 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2023), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”. Chương trình được triển khai theo Kế hoạch số ba trăm hai mươi chín, ca hát, u bê en nờ dê ngày 29 tháng 9 năm 2023 về việc Phối hợp tổ chức Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhiều hoạt động đa dạng được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình đã góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, một lần nữa khẳng định, tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững…



Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các hoạt động hợp tác, hỗ trợ và giao lưu nhân dân với nước bạn Lào trên nhiều lĩnh vực
Thông qua các kênh thông tin đại chúng đã góp phần đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền, truyền thông giúp cho nhiều người dân tiếp cận cơ bản thông tin của Đề án 161 cũng như thụ hưởng các kết quả hoạt động từ các hoạt động gắn với Đề án.
Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân làm trung tâm
Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đặt ra rất rõ các mục tiêu, cụ thể: Đến cuối quý III năm 2021, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương ban hành Kế hoạch hành động cụ thể hoặc lồng ghép vào các chương trình, dự án, đề án để triển khai nội dung Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Huy động mọi nguồn lực để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết với bản sắc dân tộc và mang lại lợi ích, hòa nhập, bền vững, tự lực tự cường và năng động.
Theo đó, trong những năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế rà soát, lồng ghép và tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án 161 trong kế hoạch, chính sách, chương trình của Bộ, ngành, địa phương, lấy người dân làm trung tâm để từng bước thực hiện chuyển đổi số và chuyển đổi số hiệu quả gắn với công tác chuyên môn của các cơ quan, đơn vị.
Trong hoạt động chỉ đạo và triển khai công tác Cải cách hành chính tại địa phương, với phương châm đặt quyền lợi của công dân, tổ chức, doanh nghiệp lên trên hết, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện chương trình trọng điểm về cải cách hành chính bằng các quyết định, kế hoạch, chỉ thị về đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của đơn vị, địa phương được tiến hành nghiêm túc, kịp thời; Đồng thời, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương các cấp.
Đến nay, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, hệ thống hóa bộ thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ TTHC. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tham mưu UBND tỉnh kịp thời ban hành các quyết định công bố TTHC chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý chuyên ngành ở các cấp, các ngành. Công tác cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Việc công khai TTHC trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng luôn được chú trọng. Tiến hành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Thực hiện cải cách TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định; Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và công bố danh mục TTHC tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa.

Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tiến hành thực hiện Công tác cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, tăng cường rà soát, hoàn thiện các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Qua đó, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đã được phân cấp khá mạnh, đúng tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ. Kết quả phân cấp cho thấy công việc giải quyết nhanh, sát thực tế hơn; nhiều nguồn lực được huy động, sử dụng hiệu quả hơn; từng bước tạo sự công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, miền, địa phương.
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn duy trì vị trí top đầu cả nước trong bảng xếp hạng đánh giá chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và tiếp tục triển khai có hiệu quả trong năm 2023 với sự quyết tâm của chính quyền, sự vào cuộc của các sở ban ngành, đơn vị các cấp cũng như sự đồng thuận, hưởng ứng từ chính những người dân Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế được xem là một trong những địa phương của cả nước đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển và vận hành hiệu quả hệ thống đô thị thông minh. Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch, Quyết định triển khai thực hiện cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từng bước kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số các sở, huyện và bố trí cán bộ chuyên trách, phụ trách chuyển đổi số.
Cùng với việc đưa Ứng dụng Hue-S trở thành nền tảng chuyển đổi số của tỉnh, tính đến tháng 11/2023, đã có hơn 1 triệu lượt tải ứng dụng; trong đó hơn 800 nghìn là người dân trên địa bàn tỉnh; phát triển hơn 50 chức năng; Hơn 10 doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia tích hợp.
Đến nay, 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai kết nối mạng MetroNet kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ, Internet tập trung. Đã triển khai giải pháp giám sát, phòng, chống mã độc tập trung cho 100% máy chủ tại Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số cho cơ quan và lãnh đạo trong việc ban hành văn bản điện tử; Các cơ quan, đơn vị đã số hóa kết quả giải quyết và trả kết quả trên môi trường mạng qua hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh và tham gia tích cực trong việc cung cấp dữ liệu chuyên ngành lên Cổng dữ liệu mở Open Data tỉnh Thừa Thiên Huế; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 và thực hiện Một cửa liên thông trên môi trường mạng; 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình Một cửa điện tử hiện đại; 100% UBND cấp huyện có phòng họp trực tuyến.
Với những mục tiêu đã đặt ra cùng những thành tựu mang tính toàn diện đã đạt được, ngày 17/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch triển khai mô hình tỉnh chuyển đổi số điển hình năm 2023, qua đó, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh Thừa Thiên Huế trong công cuộc chuyển đổi số với định hướng “lấy người dân làm trung tâm”.
Bảo vệ môi trường, quan tâm đầu tư và đảm bảo an sinh xã hội
Tích cực bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn toàn tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, phòng chống cháy rừng, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nâng cao hiệu quả quản lý nương rẫy, đất rừng, thường xuyên rà soát, nắm thông tin về biến động rừng và đất lâm nghiệp, kịp thời xử lý các vụ phá rừng, lấn chiếm rừng; Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng; xác định 5 vùng trọng điểm cháy rừng để tập trung chỉ đạo thực hiện phương châm “4 tại chỗ và 5 sẵn sàng”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tăng cường bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, các Khu bảo tồn thiên nhiên, ngăn chặn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, đẩy mạnh các phương án bảo vệ rừng nên hạn chế tình trạng phá rừng tự nhiên; Thực hiện quy chế quản lý rừng cộng đồng, chủ động giao rừng, đất rừng cho các địa phương quản lý, bảo vệ và khai thác rừng qua đó đã hạn chế tình trạng phá rừng; Sử dụng và phát triển rừng, ban hành danh mục cây trồng kinh tế, cung cấp gỗ lớn theo từng dạng lập địa khác nhau trên địa bàn tỉnh; xây dựng đề án: phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà; hình thành khu trằm chim và quy hoạch đa dạng sinh học vùng cửa sông Ô Lâu; Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, điều tra đa dạng sinh học, tuần tra tháo gỡ bẫy, đặt máy ảnh giám sát các loài động vật quý; truyền thông bảo vệ rừng và động vật hoang dã...
Thừa Thiên Huế cũng thường xuyên đôn đốc và hướng dẫn cụ thể các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư 25 năm 2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tăng cường công tác vệ sinh bảo vệ môi trường, nhất là thực hiện tốt các nhiệm vụ theo bản cam kết môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường; đồng thời thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, sau hơn 10 năm thực hiện, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân về xây dựng nông thôn mới có những chuyển biến tích cực; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng cùng tham gia Chương trình; đời sống của Nhân dân ở nông thôn từng bước được nâng cao; hạ tầng nông thôn đã được đầu tư cơ bản, diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại hơn; có 60 xã đạt các tiêu chí về nông thôn mới, vượt chỉ tiêu đề ra 2,1%.

Phân loại rác tại nguồn gắn với triển khai hiệu quả hoạt động Chủ Nhật Xanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển đồng bộ các hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 về việc Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 1414/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 về quy định quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Duy trì và phát triển chuyên mục “Môi trường và Cuộc sống” (nay là “Để Huế mãi xanh”) phát sóng vào Chủ nhật hàng tuần trên sóng Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT); chuyên mục “Tài nguyên, môi trường và phát triển” 02 lần/tuần trên Đài truyền thanh Huế và Báo Thừa Thiên Huế nhằm giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường với nhiều nội dung phong phú, phản ánh thực trạng môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù của địa phương và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ khá cao; Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Giám sát chất lượng môi trường biển tại các khu vực có tàu bị nạn đúng quy trình, quy định và kịp thời không để gây ô nhiễm vùng biển...
Thông qua các hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững với việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, quản lý rác thải và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.

Tăng cường triển khai các hoạt động hướng về cộng đồng, giúp đỡ các đối tượng xã hội, đặc biệt là trẻ em để không ai bị bỏ lại phía sau
Nhằm thực hiện các mục tiêu xây dựng cộng đồng hòa nhập, các Sở, ban, ngành, địa phương đã chủ trương tạo điều kiện để người dân tiếp cận công bằng các dịch vụ xã hội, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, giảm nghèo bền vững và môi trường hòa nhập cho tất cả mọi người; thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua việc nghiên cứu rà soát, đơn giản hóa các hồ sơ, quy trình, thủ tục hành chính gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu và triển khai các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn có không gian quảng bá, giới thiệu đến đông đảo nhân dân và du khách

Tăng cường kết nối cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh

Thường xuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo sự tiếp cận của phụ nữ và các trẻ em gái
Đồng hành cùng các đối tượng người khuyết tật, vì một xã hội hòa nhập, vừa qua, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức chương trình chạy cùng người khuyết tật, hướng tới cộng đồng với thông điệp "Mỗi bước chạy - Nối yêu thương". Chương trình được tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế Người khuyết tật, thu hút sự tham gia của hơn 5.000 người là người khuyết tật, vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thanh niên, học sinh, sinh viên... thuộc các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với sự đồng hành của các đơn vị, doanh nghiệp tài trợ, dịp này, Ban Tổ chức Giải chạy đã thực hiện trao sinh kế cho 28 người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, động viên tinh thẩn tự tin, hòa nhập cộng đồng và bình đẳng cho các đối tượng người khuyết tật.

Giải chạy "Mỗi bước chạy - Nối yêu thương" do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức nhằm đồng hành cùng các đối tượng người khuyết tật, vì một xã hội hòa nhập
...
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nhấn mạnh xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa. Việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2021-2025 chính là một công tác trọng yếu góp phần tạo dựng nên diện mạo phát triển cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Tư liệu thông tin do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cung cấp
Tổng hợp và thực hiện: Khám phá Huế