menu_open
Thêu Thuận Lộc
Xem cỡ chữ:
* Địa điểm: thuộc thành phố Huế

 

 * Hình thành: Ðất làng thêu Thuận Lộc trong thời Nguyễn còn là cánh rừng cấm để các vua đi săn giải trí. Sau Cách Mạng, cánh rừng xơ xác dần để đến thời Mỹ-Ngụy khi chúng lập vành đai trắng quanh Huế thì dân làng trên vành đai bị dồn về đây lập thành làng mới. Dân làng Thuận Lộc này sống ô hợp và lệ thuộc vào đồng tiền Mỹ, nên sau ngày giải phóng thành bơ vơ. Thế là năm 1976 trường Võ Thị Sáu đã mở nghề thêu vào các gia đình và do đó Thuận Lộc trở thành làng thêu. Mỗi nhà như một tổ thêu độc lập, vừa sản xuất vừa kèm nghề người mới.

* Đặc điểm: Thêu Thuận Lộc với vải hòa sắc tinh tế và sự nhạy cảm cái đẹp, tạo nên những chim thú, hoa, lá, sông nước...hiện ra như bức tranh màu đẹp. Các đường ren ổn định như đã dồn hình vào vị trí thỏa đáng nhất, để rồi trong đó các mảng màu phát huy tác dụng, cuốn hút mọi người. Hàng thêu chủ yếu là khăn trải giường. Mỗi tấm thêu là một tác phẩm mỹ nghệ. Mỗi người Thuận Lộc qua bàn tay mình đã truyền trực tiếp cảm xúc của tâm hồn vào chỉ và vải, vẫn mẫu có sẵn mà sống động, từng hình cứ rung rung như mang theo hơi thở cuộc đời, để người dùng nó thêm trân trọng sản phẩm và trân trọng cả dân tộc ta.
Và chỉ dăm năm họat động, làng thêu Thuận Lộc đã được Nhà nước đánh giá xứng đáng bằng tấm huân chương lao động hạng III. Phần thưởng cao quý ấy càng làm những người thợ thêu Thuận Lộc vươn lên tầm cao mới, càng làm đẹp thêm cho đời và làm giàu thêm cho đất nước.