menu_open
Giới thiệu sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger" và trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi
Xem cỡ chữ:
TS. Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi giới thiệu sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger" tại chương trình
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, sáng ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội, Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger” với sự tham gia của tác giả, diễn giả TS. Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
TS. Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi giới thiệu sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger" tại chương trình

Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Amandine Marie Anne Dabat là hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi - chắt gái của công chúa Như Lý (con gái của vua Hàm Nghi). Bà là tiến sĩ lịch sử nghệ thuật (Đại học Sorbonne), thạc sĩ Việt Nam học (Đại học Paris-Diderot). Năm 2015, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia (Paris) với đề tài liên quan đến vua Hàm Nghi: “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger.

Toàn cảnh buổi giới thiệu sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger" và trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi

Toàn cảnh buổi giới thiệu sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger" và trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi

Cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger” do TS. Amandine Dabat biên soạn là một tác phẩm nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi, trong vai trò một vị vua yêu nước và là một họa sĩ tài hoa trong thời gian ông lưu vong tại Pháp và Alger.

Trong khuôn khổ tọa đàm, TS. Amandine Dabat trao tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hai kỷ vật quý giá của vua Hàm Nghi: "Khay gỗ khảm xà cừ" và "Bộ sách bằng chữ Hán". Đây là những hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử cao, góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập di sản về vua vua Hàm Nghi tại Bảo tàng.

TS. Amandine Dabat trao tặng kỷ vật Khay gỗ khảm xà cừ của vua Hàm Nghi cho Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế
TS. Amandine Dabat trao tặng kỷ vật Khay gỗ khảm xà cừ của vua Hàm Nghi cho Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Trao tặng Bộ sách chữ Hán của vua Hàm Nghi
Trao tặng Bộ sách chữ Hán của vua Hàm Nghi

TS. Amandine Dabat, ra mắt sách, "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger, vua Hàm Nghi, Cuộc đời, Nhà hát Duyệt Thị Đường, trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi, hồi hương cổ vật vua Hàm Nghi
“Đôi đũa cung đình bằng ngà hải mã” được Thái hậu Từ Dũ giao cho bà Phan Thị Hòa sử dụng trong bữa ăn của vua Hàm Nghi (giai đoạn Cần Vương 1885-1889) được trao tặng lại cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

TS. Amandine Dabat, ra mắt sách, "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger, vua Hàm Nghi, Cuộc đời, Nhà hát Duyệt Thị Đường, trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi, hồi hương cổ vật vua Hàm Nghi
Các hậu duệ của vua Hàm Nghi trao tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhiều kỷ vật quý giá của vua Hàm Nghi

Dịp này, ngoài những hợp tác, đóng góp và hiến tặng kỷ vật của vua Hàm Nghi cho tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Amandine Dabat còn hiến tặng kỷ vật “Ống điếu” của vua Hàm Nghi cho UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị và 01 bức tranh sơn dầu của vua Hàm Nghi cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

TS. Amandine Dabat, ra mắt sách, "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger, vua Hàm Nghi, Cuộc đời, Nhà hát Duyệt Thị Đường, trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi, hồi hương cổ vật vua Hàm Nghi
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tặng hoa cảm ơn cho TS. Amandine Dabat, ông Đặng Văn Giáp và ông Đặng Văn Luyện, các hậu duệ của vua Hàm Nghi

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Sự kiện này không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc mà còn tạo cơ hội giao lưu, học hỏi cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu rõ hơn về lịch sử và những giá trị nghệ thuật của Việt Nam”.

Cũng tại chương trình, Ông Hoàng Việt Trung cho biết thêm, trong thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn phối hợp với tạp chí nghệ thuật Art Republik và Tổ chức Phi lợi nhuận Lân Tinh Foundation để thông tin tổ chức triển lãm về đời sống mỹ thuật của vua Hàm Nghi trong tháng 3/2025 tại Điện Kiến Trung, Đại Nội, Huế.

Triển lãm sẽ là một trong những sự kiện nghệ thuật đặc biệt giới thiệu bản gốc 20 bức tranh sơn dầu của vua Hàm Nghi. Các tác phẩm này thuộc nhiều bộ sưu tập cá nhân và đã trải qua quá trình thẩm định của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mỹ thuật. Triển lãm không chỉ là dịp để công chúng Việt Nam chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật có giá trị đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử, mà còn là cơ hội để hiểu rõ hơn về tâm hồn và tài năng của một vị vua yêu nước, người đã gửi gắm tình yêu quê hương và nỗi niềm của mình qua hội họa.

Trong khuôn khổ chương trình sáng ngày 5/11, nghệ sĩ - nghệ nhân vĩ cầm Nguyễn Xuân Huy cũng đã tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cây violin bằng sứ do chính ông chế tác. Tác phẩm nghệ thuật này được tác giả đặt tên là “Na-mo A-mi-ta-bha But-đa (Nam Mô A Di Đà Phật). Tác phẩm là tâm huyết trong nhiều năm của ông, thể hiện dòng chảy của thời gian và sự trường tồn vĩnh cửu của giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đây là nghệ sĩ, nghệ nhân đầu tiên trên thế giới chế tác và biểu diễn trên cây đàn sứ của mình. Ông cũng đã được ghi nhận kỷ lục là người chế tác và biểu diễn đàn violin sứ đầu tiên tại Việt Nam. 

Nghệ nhân vĩ cầm Nguyễn Xuân Huy trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cây violin bằng sứ do chính ông chế tác
Nghệ nhân vĩ cầm Nguyễn Xuân Huy trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cây violin bằng sứ do chính ông chế tác

Tác phẩm này là một phần trong bộ sưu tập đàn sứ độc bản của ông và được hoàn thiện vào tháng 11/2024 và đây là lần thứ 2 ông tặng đàn. Năm 2019, cây đàn mang tên “Đức phật tọa trên lá bồ đề” trong bộ sưu tập đàn sứ độc bản cũng đã được trao tặng cho cựu Nhật hoàng Akihito và cựu Hoàng hậu trong lễ kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại Tokyo. 

TS. Amandine Dabat, ra mắt sách, "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger, vua Hàm Nghi, Cuộc đời, Nhà hát Duyệt Thị Đường, trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi, hồi hương cổ vật vua Hàm Nghi
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng diễn giả và Ban tổ chức sau chương trình

Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thời gian tới sẽ tiếp tục hợp tác với TS. Amandine Dabat để thu thập nhiều tư liệu quan trọng, làm phong phú thêm câu chuyện lịch sử triều Nguyễn.

Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>