menu_open
Tranh dân gian làng Sình
Xem cỡ chữ:
Từ bao đời nay, xứ Huế có một dòng tranh dân gian độc đáo, nổi tiếng, đó là tranh dân gian làng Sình. Đây là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế từ hơn 400 trước, mang đậm dấu ấn bản địa của vùng đât cố kinh.

Tranh làng Sình được làm từ giấy dó quết 2 lần hồ trộn với vỏ sò điệp, chính vì vậy, nghề làm tranh dân gian làng Sình còn được gọi là nghề “Hồ điệp”.

Những màu sắc của tranh chủ yếu được làm ra từ yếu tố thiên nhiên. Màu vàng nhẹ làm từ lá đung giã với búp hòe non, màu xanh dương từ hạt mồng tơi, hạt hòe làm nên màu vàng đỏ, nước lá bàng sẽ cho màu đỏ sẫm, bột gạch để có màu đơn, tro rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành màu mực đen bóng.

Để tranh đến được nhiều nơi, phục vụ du khách, tạo nguồn cho làng phát triển, ông Kỳ Hữu Phước - nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh làng Sình đã nghĩ ra việc làm những bản khắc gỗ mới với nội dung mới, không bó hẹp trong việc thờ cúng như trước đây. Những nội dung như trò chơi dân gian, phong cảnh, làm lịch cũng được ông đưa vào tranh và được nhiều du khách yêu thích.

Mọi chi tiết xin liên hệ 
Địa chỉ : CSSX tranh dân gian làng Sình - Thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang
Điện thoại : 01652871121