menu_open
  • Khu chứng tích lao Thừa Phủ (ảnh tư liệu)
    Địa chỉ: Đường Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Khu chứng tích lao Thừa Phủ nguyên là trại Thuỷ Sư (nơi ở của đơn vị Thuỷ binh nhà Nguyễn). Năm 1899, thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã biến nơi đây thành nhà giam chính của Phủ Thừa Thiên và lao Thừa Phủ ra đời từ đó, trở thành địa ngục trần gian trong lòng thành phố Huế.
  • Địa chỉ: 70 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Cùng với ngôi trường Quốc Học Huế, Trường Kỹ Nghệ Thực Hành - Huế cũng là ngôi trường đặc biệt gắn với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân sĩ, trí thức Thừa Thiên Huế một thời, được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
  • Địa chỉ: Phường Hương Vân, TX. Hương Trà, Thừa Thiên Huế
    Cách thành phố Huế khoảng 25 km theo hướng Tây Bắc, di tích lịch sử cách mạng địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (hay còn gọi là địa đạo Khe Trái) là điểm tham quan giáo dục về nguồn kết hợp du lịch sinh thái hấp dẫn, phục vụ cho khách tham quan trong nước và quốc tế.
  • Sân bay A So thuộc địa phận thôn Loa, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 5 km2 (dài 1.200m, rộng 800m), nằm giữa một thung lũng rộng lớn, cách trung tâm Thành phố Huế 90km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Đây là một trong 3 sân bay do đế quốc Mỹ xây dựng thuộc địa bàn huyện A Lưới nhằm tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự, với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn.
  • Địa chỉ: Xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Sân bay A So thuộc địa phận thôn Loa, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 5 km2 (dài 1.200m, rộng 800m), nằm giữa một thung lũng rộng lớn, cách trung tâm Thành phố Huế 90km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Đây là một trong 3 sân bay do đế quốc Mỹ xây dựng thuộc địa bàn huyện A Lưới nhằm tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự, với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn. .
  • Quốc Tử Giám là truờng Đại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long. Đến thời Nhà Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã quyết định xây dựng kinh đô tại Huế. Cùng với việc xây dựng Văn Miếu ở vị trí phía trên chùa Linh Mụ (chùa Thiên Mụ), trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đó, ban đầu với tên gọi Đốc Học Đường.
  • Chiến khu Dương Hòa ra đời đánh dấu một giai đoạn quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ở Thừa Thiên Huế, là một mốc son trong lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.
  • Địa chỉ: phường An Tây, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Núi Bân gắn liền với sự kiện Nguyễn Huệ lập đàn Nam Giao tế trời đất và tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Đây gần như là di tích còn lại duy nhất của vương triều Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ ở Cố đô Huế.
  • Được mệnh danh là một trong ba ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, đồng thời cũng là “Làng di sản cấp Quốc gia” (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2009), Làng cổ Phước Tích (thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) ngày nay là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài đến khám phá và trải nghiệm.