-
Trong tiến trình gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, việc bảo tồn, sưu tầm và nghiên cứu hệ thống hương ước – một loại hình văn bản quy ước mang tính pháp lý và đạo lý của làng xã xưa – là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức sâu sắc điều đó, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, đã chủ trì thực hiện công trình biên soạn và tuyển dịch cuốn sách "Hương ước các làng tại thành phố Huế". Đây là cuốn sách thứ năm trong loạt ấn phẩm chuyên đề về hương ước Thừa Thiên Huế, được thực hiện với sự dày công sưu tầm, tổ chức, biên tập và phiên dịch, đặc biệt có lời giới thiệu sâu sắc của Tiến sĩ Phan Thanh Hải – một chuyên ...
-
Trong nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và đáp ứng nhu cầu tra cứu, học tập của đông đảo công chúng, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế đã biên soạn và giới thiệu cuốn sách “Huế, di tích và danh thắng”, do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 4/2025. Đây là một công trình công phu, nghiêm túc, có giá trị sử dụng cao, được Hội đồng tuyển chọn của thành phố Huế nhất trí đưa vào Tủ Sách Huế – một tủ sách chuyên đề nhằm lưu giữ, lan tỏa những giá trị tinh thần đặc sắc của vùng đất di sản.
-
Tập san Bulletin des amis du vieux Hue, còn được biết đến dưới tên gọi Đô thành hiếu cổ hay Những người bạn của Huế xưa, được xuất bản bằng tiếng Pháp từ năm 1914 đến 1944 với mục tiêu bảo tồn và truyền lại những dấu ấn xưa về xứ Huế và các vùng lân cận. Tập san đã đóng góp lớn cho kho tàng tri thức Việt, có giá trị khảo cứu lớn, tổng hợp các tác phẩm, bài viết, nghiên cứu của nhiều học giả, trong đó phải kể đến linh mục Léopold Cadière, chủ bút tập san, một trong những học giả Pháp hàng đầuvề văn hoá và lịch sử Việt thế kỷ 20.
-
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
-
“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua.
-
Huế là một trong những đô thị quan trọng của Việt Nam với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đặc biệt, là đô thị di sản phản ánh quá trình phát triển đỉnh cao của đất nước qua gần 4 thế kỷ, kể từ năm 1636 khi được lựa chọn là thủ phủ của Đàng Trong, và đặc biệt là giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX với tư cách là Kinh đô của đất nước Việt Nam thống nhất qua các triều đại Tây Sơn (1788-1801) và triều Nguyễn (1802-1945). Bởi vậy, xứ sở này đã có sự giao thoa, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo của dân tộc, trong đó, di sản Hán Nôm là nguồn di sản đặc trưng của mảnh đất ...
-
Năm 2002, kỷ niệm 200 năm thành lập vương triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (lúc ấy là Tạp chí thuộc Sở Thông tin, Khoa học và Môi trường) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tuyển chọn 95 bài viết từ 32 số đã phát hành của tạp chí (từ năm 1991- 2002) để xuất bản tập sách: “Tuyển tập các bài nghiên cứu về triều Nguyễn”. Sau khi sách phát hành đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của đông đảo độc giả, nhất là những người quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về triều Nguyễn. Sách cũng trở thành món quà tặng có ý nghĩa của lãnh đạo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng như của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đối với những vị khách quý đến ...
-
Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường do NXB Trẻ thực hiện, gồm ba tập, tuyển chọn những bài bút ký, nhàn đàm và thơ đặc sắc nhất của ông.
-
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của độc giả và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, Thành ủy Huế vừa cho tái bản và phát hành 1.000 cuốn sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954 - 1975”.