-
Địa chỉ:
Nghe Nhã nhạc tại Huế: Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế
Ngày 7/11/2003, Tổng Giám đốc UNESCO Kiochiro Matsuura chính thức công bố Nhã nhạc Huế được ghi tên là 1 trong số 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, Pháp. Đây cũng là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này.
-
Theo quy định, nhã nhạc dành riêng cho cung đình, do triều đình tổ chức thực hiện. Sau từ nhã nhạc, thêm từ cung đình cốt để rõ nghĩa, nhưng thực ra lại thừa.
-
Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...
-
Nhã nhạc cung đình Huế - loại hình âm nhạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; cùng với Ca Huế. Đây là những loại hình âm nhạc mang đậm bản sắc Cố đô, vùng đất mang nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử lâu đời. Có được vị thế như ngày hôm nay, bên cạnh sự đồng hành của các cơ quan chức năng, phải kể đến những cá nhân, nhóm nhạc, đặc biệt là các nghệ nhân cung đình vẫn còn lưu giữ và biểu diễn các bài bản cổ trước đây.
-
Sau gần một năm điền dã, phỏng vấn, thu thập tư liệu… nhóm nghiên cứu Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) hoàn thành hồ sơ khoa học về bài bản Nhã nhạc “Phú lục địch”, một bài bản quan trọng trong kho tàng di sản âm nhạc cung đình Huế, từng được tôn vinh là kiệt tác tiêu biểu cho tài năng sáng tạo.
-
Giáo sư là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne - Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế thuộc UNESCO. Ông là người có công đặc biệt trong quảng bá văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc Việt Nam nói riêng, đặc biệt là Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam, ra với công chúng thế giới.
-
"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc.
-
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữu Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
-
Trong 191 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ở điện Thái Hòa (Hoàng Thành, Huế) có 17 bài thơ đề cập trực tiếp, gián tiếp đến Lễ nhạc (nhã nhạc) của triều Nguyễn, khẳng định một thực tế về quốc nhạc của Việt Nam thời bấy giờ: