menu_open
  • Vạc đồng thời chúa Nguyễn đặt tại sân điện Cần Chánh - Đại Nội Huế
    Vạc đồng thời chúa Nguyễn bao gồm 11 chiếc với kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) để tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của chính quyền Đàng Trong, tất cả đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.
  • Địa chỉ: Lăng vua Tự Đức (Cầu Đông Ba, thôn Thượng, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế)
    Khác với văn bia của Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị là những văn bia của do vua con soạn, Khiêm Cung Ký là tấm bia do chính vua Tự Đức tự soạn khi còn sống. Vì vậy, đây được xem là tấm bia đặc biệt nhất trong số văn bia các vua nhà Nguyễn để lại cho hậu thế.
  • Địa chỉ: Di Luân Đường, Quốc Tử Giám triều Nguyễn (nay là Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế)
    Có niên đại khoảng thế kỷ IX-X, Bệ thờ Vân Trạch Hòa được xem là "kiệt tác" văn hóa của người Chăm Pa xưa. Đây đồng thời còn là độc bản, là sự hiện diện đầy đủ nhất của thần linh trong tín ngưỡng tôn giáo Chăm.
  • Cửu Vị Thần công
    Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh tập trung tất cả khí dụng bằng đồng tịch thu được đúc thành 9 khẩu thần công để "làm kỷ niệm muôn đời" về chiến thắng của mình.
  • Thuộc nhóm tỉnh thành có số bảo vật quốc gia nhiều nhất cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có đến 35 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Trong số các Bảo vật Quốc gia đó, đáng kể nhất là những di sản mà Nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam để lại vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn.
  • Địa chỉ: Thế Tổ Miếu, Hoàng Thành Huế
    Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế gồm tất cả chín cái đỉnh đồng có tên gọi lần lượt: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh, được đặt ở trước sân Thế Tổ Miếu (Hoàng cung Huế), do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837.