“Âm vọng sông Hương” được trình diễn tại sân khấu nổi trên sông Hương.
Chương trình được dàn dựng và thực hiện tại sân khấu chìm khoảng 20cm so với mặt nước trên sông Hương với quy mô hoành tráng.
Đây cũng là lần đầu tiên trong suốt 10 kỳ Festival, Âm vọng sông Hương được tổ chức khi có hơn 200 diễn viên chuyên nghiệp và người dân vùng sông nước tham gia biểu diễn. Cùng với hệ thống âm thanh ánh sáng hoàn hảo, những làn điệu dân ca Huế, hình ảnh cảnh vật trên sông nước, những tiếng mái chèo, hò reo của lũ trẻ, tiếng chuông vọng từ những ngôi chùa… đã mang lại nhiều cảm xúc khác lạ cho người xem.
|
Chương trình có nhiều màn ca múa nhạc đặc sắc, hấp dẫn. |
Chương trình đã làm nên một bức tranh thủy mặc giản dị và sâu lắng, mượt mà và chân thực về cảnh quan sông nước, về chân dung cuộc đời của người dân sông nước xứ Huế kể từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con, đến khi con trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước; đời này kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Cứ thế, vòng đời của người dân nối nhau như dòng chảy dòng sông, ôm lấy Huế, bảo vệ Huế, xây dựng Huế, giữ gìn Huế, che chở và bao bọc Huế.
|
Cảnh đi chợ, bủa lưới trên sông được tái hiện trong chương trình nghệ thuật "Âm vọng sông Hương". |
|
Tái hiện cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân vùng sông nước xứ Huế. |
Qua sự diễn xuất tài tình của các diễn viên, nghệ sĩ, “Âm vọng sông Hương” đã gợi mở và níu kéo niềm thương nhớ, chan chứa yêu thương của tình người dân xứ Huế, lấp lánh trong cõi nhớ, trong cõi tâm, trong cõi tình một Huế bản sắc, một Huế chầm chậm đi, chầm chậm nhớ, chầm chậm hát, chầm chậm yêu, chầm chậm theo thời gian trôi…
|
Chương trìnhlà sự tri ân đối với nhiều tầng lớp người dân Huế đã sống lao động, bảo vệ và tôn vinh tinh hoa văn hóa của vùng đất Cố đô.
|
|
Đến cảnh đám cưới. |
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh, Tổng đạo diễn chương trình cho biết: “Âm vọng sông Hương” là chương trình để dành tặng cho Huế, dành tặng cho những ai yêu Huế. Đây là sự tri ân đới với nhiều tầng lớp người dân Huế đã sống lao động, bảo vệ và tôn vinh được văn hóa tinh hoa để bây giờ con cháu thế hệ sau đang thừa hưởng…”.