menu_open
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Xem cỡ chữ:
(Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
(Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)
Địa chỉ: Điện Hòn Chén (làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tình trạng: Được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016

Giới thiệu:

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu (道母), đây là việc tôn thờ nữ thần phải do người nữ thực hiện, tuyệt đối không là người nam, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) - Đấng Tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.

Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo tư liệu từ Bảo tàng Văn hóa Huế, tín ngưỡng thờ mẫu ở Huế suy tôn Thánh mẫu Thiên Y Ana. Khác với một số nơi ở miền Bắc là thờ Tam phủ, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế thờ Tứ Phủ với quan niệm Thánh thần ở bốn cõi: Thượng thiên (cõi trời cao) ứng với màu đỏ, Trung thiên (cõi trung gian giữa cõi trời và cõi thế gian) ứng với màu vàng, Thượng ngàn (cõi núi rừng) ứng với màu xanh, Thủy phủ (cõi sông nước) ứng với màu trắng.

Ở Huế, Mẫu được thờ trong các điện, đền, am… Bên cạnh thờ Thánh mẫu Thiên Y Ana, một số ít đền tư gia vẫn thờ Vân Hương thánh mẫu do các quan thời Nguyễn từ ngoài Bắc khi vào Huế nhận chức đã đem theo tín ngưỡng thờ Mẫu của họ vào và duy trì cho đến ngày nay như đền Phổ Hóa, Vân Phụng, Diệu Vân, Phổ Tế... Nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế được thực hiện ở am tư gia, điện, đền nhưng địa điểm chính vẫn là Điện Huệ Nam và cơ sở 252 Chi Lăng.

Hàng năm, tại đây, diễn ra nhiều hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu độc đáo, đặc biệt là lễ cung nghinh Thánh Mẫu từ cơ sở 252 Chi Lăng lên điện Huệ Nam vào tháng ba và tháng bảy Âm lịch với nghi thức trang trọng, tôn nghiêm và đã trở thành lễ hội văn hóa.

Lịch sử hình thành:

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.

Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nét đặc trưng:

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với vị thần chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thực hành ở nhiều địa phương như Nam Định, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… Chủ thể di sản tín ngưỡng này là các thủ nhang, thầy cúng, thanh đồng, hầu dâng, cung văn, con nhang đệ tử cùng với cộng đồng cư dân có chung một niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh, sự bảo trợ của các Mẫu, đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn bó với nhau thành bản hội, cùng nhau thực hành nghi lễ thờ cúng, tham gia lễ hội, nghi lễ lên đồng tại các đền, phủ, điện Thờ Mẫu.

Nghi thức cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy, ngược dòng sông Hương lên Điện Hòn Chén

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành và phát triển mạnh mẽ, các vị thần trong điện thần tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Việt, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao, v.v. Về cơ bản Đạo Mẫu tự có một hệ thống thần linh đông đảo trong đó chủ yếu là phúc thần. Các tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh các vị này. Chủ chốt và cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng đế, Tam Tòa Thánh Mẫu, rồi thấp dần là các hàng Quan lớn, Chầu bà, Ông Hoàng, Cô và Cậu, Ngũ Hổ và Ông Lốt,... và có cả các thần linh địa phương (Thánh Bản Cảnh/ Thánh bản tỉnh). Danh sách các vị thần gồm:

Ngọc Hoàng Thượng đế là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu. Đứng hai bên ngài là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu. Tuy nhiên, cũng có nơi không có ban thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.

Tam tòa thánh mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.

Hàng Quan Lớn:

Ngũ Vị Tôn Quan: Quan đệ Nhất Thượng Thiên, Quan đệ Nhị giám sát Thượng Ngàn, Quan đệ Tam Thoải Cung, Quan đệ Tứ Khâm Sai, Quan đệ Ngũ Tuần Tranh.

Ngoài ra còn có các vị Lục Phủ Tôn Quan: Quan Lớn Đệ Lục, Quan lớn Điều Thất, Quan Hoàng Triệu Tường, Quan lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm. Các vị Quan hay được hầu là Quan lớn đệ Nhị, Quan lớn đệ Tam, Quan lớn đệ Ngũ.

Hàng Chầu bà: Chầu đệ Nhất Thượng Thiên, Chầu đệ Nhị Thượng Ngàn, Chầu đệ Tam Thoải Cung, Chầu đệ Tứ Khâm Sai, Chầu Năm Suối Lân, Chầu Lụ

Giá trị nghệ thuật:

Tổ chức UNESCO đánh giá di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo, tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một sinh hoạt tâm linh, nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng.

Nghi thức cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy, ngược dòng sông Hương lên Điện Hòn Chén

Lễ hội điện Hòn Chén được xem là một carnival dân gian độc đáo của vùng đất Cố đô Huế

Hàng năm, vào tháng ba và tháng bảy Âm lịch, hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức long trọng tại điện Hòn Chén và đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế. Không chỉ là một tín ngưỡng dân gian, hầu đồng thực sự là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo, được kết hợp từ nhiều yếu tố, như âm nhạc, cách trình diễn, lời ca và trang phục. Những người đứng giá hầu đồng gọi chung là thanh đồng, tái hiện lại hình tượng của các vị thánh hạ trần và gần gũi cuộc sống của con người. Ngự áo thánh là việc không hề đơn giản, phải luôn có đức tin, thành tâm, đảm bảo về sức khỏe và tinh túy về thân thể.

Sự duy trì và phát triển của tín ngưỡng hầu đồng cũng tạo điều kiện cho sự bảo tồn và ra đời của một số nghề liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế: Nghề hát Chầu Văn, nghề làm trang phục hầu đồng, nghề làm tranh làng Sình và nghề làm đồ mã.

Video Youtube:

Bản đồ:

Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh