menu_open
Nón lá bài thơ xứ Huế (*)
Xem cỡ chữ:
Từ Tây Hồ, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế. Chỉ với nguyên liệu đơn giản của lá dừa, lá gồi, những chiếc nón bài thơ vẫn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ.

 

Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh

Nguồn gốc nón lá Huế

Nằm bên dòng sông Như Ý, làng Tây Hồ thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 12 km về hướng Đông Nam từ lâu đã nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống. Nghề chằm nón lá đã hình thành cách đây hàng trăm năm và nón bài thơ – một nét đặc trưng của Huế cũng xuất phát từ làng nón Tây Hồ (vùng đất đã từng nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng).

Ở Tây Hồ không chỉ phụ nữ biết chằm nón mà ngay cả những người đàn ông cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Không biết tự bao giờ, làng đã bắt đầu nghề làm nón bài thơ. Người ta chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm lịch sử làm nón vẫn là cái nghề, là nghiệp phải noi theo của bao thế hệ người làng Tây Hồ.

Ban đầu, nón bài thơ chủ yếu được làm để tặng người thân. Thế nhưng, nón lại được nhiều du khách yêu thích nên được làm với số lượng nhiều và bán ra thị trường. Từ đây, những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng hơn, phong phú hơn nhưng cũng không ngoài những câu thơ ca ngợi về cảnh đẹp và con người xứ Huế.

Lúc này, để làm đẹp thêm cho chiếc nón, những người thợ làm nghề còn ép vào đó cả tranh về sông Hương, núi Ngự cạnh bài thơ. Đến nay, chiếc nón bài thơ không còn là một sản phẩm bình thường mà đã trở thành nét đặc trưng của xứ Huế.

Nguyên liệu để làm nên một chiếc nón bài thơ xứ Huế rất đơn giản, chỉ bằng lá dừa và lá gồi. Để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp, người ta phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ…

Để có được lá đẹp, người ta thường lên rừng chọn loại lá non (của cây Bồ Qui Diệp) có màu xanh nhẹ, sau đó đem phơi sương qua đêm để lá dịu lại. Tiếp theo, người ta phải nức vàng và ủi lá cho phẳng. Để có được lá đẹp, lá làm nón phải giữ được màu xanh nhẹ, người ta ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Sau đó, người thợ chuẩn bị khung để chằm nón. Khung này bao gồm 6 cây sườn chính, dựa trên đó người ta bố trí 16 nan tre được vót nhỏ uốn quanh khung hình chóp nón.

Khi làm nón bài thơ, người ta chỉ làm 2 lớp lá, ở giữa là những thắng cảnh và các câu thơ hay. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Khi nón chằm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Từ Tây Hồ, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế. Chỉ với nguyên liệu đơn giản của lá dừa, lá gồi, những chiếc nón bài thơ vẫn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ.

Với nhiều người, lựa nón, lựa quai cũng là một thú vui nên không ít người đã kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong cái nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề.

Những gương mặt trẻ trung ẩn hiện sau vành nón sáng lấp loá đã trở thành một ấn tượng rất Huế, rất Việt Nam.

Các loại nón lá Huế

Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi.

Nón lá không xa lạ với chúng ta, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của đàn bà Việt Nam, chắc chắn không ai chối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.

Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Giang hàng bán một số loại nón lá.

- Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa

- Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa

- Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng

- Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội

- Nón cời: nón rách

- Nón Gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa

- Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp

- Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.

- Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa

- Nón chảo: thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng

- Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang

- Nón bài thơ: ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ.

Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón.

Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu ; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì chằm nức vành . Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trong các làng quê sau các vụ mùa, ở các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón?

Nguyên liệu và các công đoạn sản xuất nón lá Huế

Để làm ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa nhẹ, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.
 
Danh tiếng, tính chất đặc thù của nón lá Huế có được là nhờ nghề làm nón lá ở Thừa Thiên Huế đã kế thừa những yếu tố hợp lý của các loại nón lá, từ cung đình đến dân gian, từ miền Bắc đến miền Nam để tạo ra sản phẩm riêng của vùng này.
 
Nguyên liệu để sản xuất nón lá Huế là cây lá nón có tên khoa học là Licuala Fatoua Becc, được trồng ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông, đây là vùng có lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên phù hợp với sự phát triển của cây lá nón.
 
Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già.
 
Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già – lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40-50cm.
 
Để làm ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa nhẹ, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.
 
Trong khâu kỹ thuật, thợ làm nón lá Huế có kinh nghiệm chọn lá dù khô cũng còn giữ được màu xanh nhẹ, 16 vành nức thường mảnh được vót tròn trĩnh, tỉ mỉ và công phu. Lá được ủi nhiều lần, cẩn thận cho thật phẳng và láng. Hình dáng của chiếc nón lá Huế phụ thuộc rất nhiều vào khung chằm.
 
Khung chằm (còn gọi là khuôn nón) phải được đặt riêng với yêu cầu cụ thể để dáng của chiếc nón lá sau này cân đối, đẹp mắt, vừa ý. Người thợ làm khung nón giữ kỹ thuật tạo dáng mái, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành... như một thứ gia bảo cha truyền con nối, theo một thẩm mỹ dân gian "hay mắt" mà thật ra là cả một tỷ lệ thích hợp đã được nhiều đời và nhiều vùng kiểm nghiệm "thuận mắt ta ra mắt người".
 
Khi xây và lợp lá phải thật khéo, nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để sao cho nón thanh và mỏng, mũi chỉ chằm phải sát để kẽ lá ôm khít lấy nhau.
 
 

Nghệ nhân làm nón đang khâu lá nón trên khung chằm. Ảnh: Du lịch Việt Nam.
 
Khi nón chằm hoàn tất, người thợ đính cái soài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.
 
Nhờ kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, nón lá Huế không những mang được dấu ấn biểu trưng cho vẻ đẹp của Huế, của làng nghề văn hóa Huế mà còn trở thành hàng lưu niệm được ưa thích của mọi người khắp nơi đến Huế và của nhiều du khách quốc tế.
 
Phân biệt nón lá Huế với các loại nón lá khác
 
Dù xuất hiện ở đâu, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó. Nón lá Huế từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nghệ sĩ Huế và của những người yêu Huế.
 
Nón lá Huế có được danh tiếng như vậy là do nón lá Huế có những đặc trưng riêng về màu sắc, kiểu dáng, kích thước, trọng lượng, độ bền... đã tạo nên sự khác biệt so với nón lá của các địa phương khác.
 
Về hình thái: nón lá Huế màu trắng xanh, có những đường điểm xuyết màu xanh rất nhẹ theo chiều dọc lá nên về cơ bản sắc màu nón lá Huế vẫn là trắng. Nón lá Huế mỏng, nhẹ, thanh tao, mềm mại, đẹp chắc, bền và cân đối.
 

Nón lá Huế mỏng, nhẹ, thanh tao, mềm mại, đẹp chắc, bền và cân đối. Ảnh: Mytour.
 
Về các chỉ tiêu chất lượng chính của nón Huế:
 
- Trọng lượng trong khoảng 57,4 - 60,3 M(g);
 
- Đường kính nón trong khoảng 40,7 - 41,8 (cm);
 
- Chiều cao nón trong khoảng 17,5 - 18,8 (cm);
 
- Tính cân đối của nón – tỷ số H/D trong khoảng 0,436 - 0,448;
 
- Chỉ số về độ bền tương đối của nón (F/M nón) trong khoảng 134,33 - 137,58 (là tỉ số giữa lực ép tại thời điểm làm gãy nón với trọng lượng của nón).
 
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)
 
* Tiêu đề đã được Ban biên tập Khám phá Huế đặt để phù hợp với nội dung thông tin tổng hợp.