Vì vậy, nên mỗi thời kỳ,các tác phẩm âm nhạc càng mang nhiều màu sắc dân gian, thì sự đóng góp chung vào nền văn hóa dân tộc càng thêm giàu có.
Lịch sử âm nhạc đã từng chứng minh một cách thiết thực qua nhiều tác phẩm ( nhạc dân gian và chuyên nghiệp ),dù ở một vị trí loại hình nào,nếu ở đó mang màu sắc dân gian thì tác phẩm đó được đông đảo quần chúng yêu mến và thực sự nó đã góp vào bề dày lịch sử âm nhạc của dân tộc.
Cũng như những nét hoa văn trong hội họa đã rút ra từ những hình tượng cách điệu mang màu sắc dân gian trong âm nhạc rõ nét hơn bao giờ hết, vì nó đến ngay với mọi đối tượng bằng âm thanh và người nghe sẽ nhận ngaybowr đó những giai điệu chứa đầy tính chất dân gian bao giờ cũng đi vào lòng người, làm cho trái tim rung động ( đó cũng chính là định nghĩa của âm nhạc bằng tiếng nói của trái tim )
Chúng ta đi ngược thời gian một chút, sẽ cảm nhận bằng hồi tưởng vô số những bài bản dân ca từ Bắc chí Nam trên Tổ quốc ta.Những làn điệu dân ca còn lưu truyền mãi từ thế hệ này sang thé hệ khác.Những bài dan ca hôm nay chúng ta nghe không được biết tác giả là ai, cũng chính vì những tác phẩm đó đã đượm màu dân gian, nó gắn liền với hơi thở của cuộc sống mà người nghe lúc đó tiếp thu một cách dễ dàng,truyền cảm thực sự.cũng có thể vài trăm năm sau những tác giả hôm nay dần dần không có tên người sáng tác ra nó, và thế hệ sau cũng tiếp nhận như một bài dân ca mà hôm nay chúng yêu mến .
Một kho tàng âm nhạc dân gian ông cha ta để lại lẽ nào chúng ta không giữ gìn và tìm ở đó những chất liệu âm thanh hết sức phong phú, đa dạng để đưa vào tác phẩm âm nhạc của lớp trẻ ngày nay.Kinh nghiệm qua mấy chục năm,rất nhiều bài hát mang màu sắc dân gian thường được đông đảo quần chúng ưa thích và nó sẽ còn sống mãi với những thế hệ mai sau.
Âm nhạc dân gian của chúng ta chưa được giới thiệu một cách sau rộng.Song ở mỗi người soạn nhạc không ai có thể xa rời vì ngôn ngữ âm nhạc dân gian nó gần gũi hơn bất cứ loại ngôn ngữ âm nhạc “ trời cho “ nào khác.
Trong mọi nẻo đường của cuộc sống, âm nhạc dân gian đều có mặt, hát ru dường như bắt đầu cho một đời người và sau đó là tuổi thơ tiếp nhận cao hơn bằng những điệu hò, điệu lý, hát đồng giao và lớn lên theo tình yêu đôi lứa.Nó vô cùng phong phú, lẽ nào một con người muốn sáng tạo ra cái mới lại không tìm chất liệu ở đó.

Ca Huế trên sông Hương. Ảnh TmT
Trong kho tàng âm nhạc dân gian ở Huế có tính bác học, vô cùng phong phú.Đã có bao nhiêu tác giả đưa âm nhạc dân gian vào tác phẩm của mình.Nói một chút chủ quan “nếu không mang ngôn ngữ âm nhạc dân gian, tác phẩm sẽ không sống lâu với thời gian được.Công việc tốt đẹp của người sáng tác là đi tìm trong kho tàng dân gian những nét đẹp nhất để đưa vào tác phẩm.Ví như một ca khúc của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp “ Dòng sông ai đã đặt tên “ đã rút ra từ một câu hò mái nhì của Huế …” Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi , ai câu, ai sàu, ai thảm…” và từ đó đưa vào sự tư duy của mình để hư cấu thành tác phẩm hợp lý với hơi thở cuộc sống ngày nay,( Mùa thu trăng len trên bến Phu Văn Lâu xưa ai ngồi ai câu, ai sàu, ai thảm…).
Cái tư duy đưa người nghe cảm nhận tràn đầy màu sắc dân gian huyền thoại đó, chính là sự thành công dù nho nhỏ nhưng sẽ góp phần vào nền tảng chung trong sự phát triển một nền âm nhạc trong sáng của dân tộc.
Những đêm hò giã gạo,những cuộc hò đối đáp đầy nghệ thuật xuất khẩu thành thơ, đã gieo vào lòng tuổi thơ, rồi đôi lứa không bao giờ bạn có thể quên.Trên dòng sông Hương êm đềm đã có biết bao giọng hò cát lên đôi bờ xao động.Âm điệu man mác êm đềm những cũng có khi tưng bừng rộn rã, nếu bạn được nghe những làn điệu hầu văn sôi nỏi vè âm thanh và kỳ diệu về văn chương trong đó…
Còn nghe ngờ gì nữa,khi chúng ta muốn sáng tạo những tác phẩm mới, nếu muốn có chất lượng cao và muốn tác phẩm đó sống hòa với quần chúng, không có con đường nào khác là đi vào kho báu âm nhạc dân gian.
Như những bông hoa đẹp trong vườn hoa ngát hương của dân tộc, đó là những loại hình ca hát dân gian.Sự liên hệ giữa sáng tạo mới vói âm nhạc dân gian không thể tách rời.Nếu là một tác giả xứng đáng với dân tộc mình, người đó sẽ không bao giờ quên một dòng sữa mẹ,đó chính là nguồn vô tận của âm nhạc dân gian.
Điều kỳ diệu, hưng phấn của một tác giả hạnh phúc biêt bao khi tác phẩm của mình đến với người nghe đã xao động con tim và chỉ có khi tác phẩm đó mang đầy màu sắc dân gian bảng nhiều cách bởi bàn tay và khối óc của tác giả.Nền âm nhạc của chúng ta đang phát triển theo định hướng phát huy tính dân tộc và tư duy hiện đại không thiên lệch theo thị hiếu tầm thường.Lịch sử cho ta những kinh nghiệm quý báu vè kế thừa có chọn lọc vốn âm nhạc dân gian, nhất định sẽ bổ sung cho ta thành công con đường sáng tạo âm nhạc từ một nền âm nhạc dân gian.Thiết tưởng đó là một điều kiện để có những tác phẩm hay đến với quần chúng và hy vọng còn lưu truyền đến mãi mai sau khi tác phẩm không còn ai nhớ rõ tên tác giả …