menu_open
Rau Càng Cua – món ngon, vị thuốc trong vườn Huế
Xem cỡ chữ:
Đối với người Huế, rau Càng Cua từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc trong gia đình. Và cũng không biết tự bao giờ, cái thời tiết “sáng nắng chiều mưa” lại trở thành môi trường lý tưởng cho những loài cây như rau Càng Cua luôn tươi tốt dù chẳng cần phải chăm bón gì…

Rau Càng Cua (Ảnh: Ngọc Bích)

Rau Càng Cua trong vườn Huế mọc nhiều lắm, cứ chỗ nào có tí đất ẩm ẩm thôi là thấy bóng dáng của loại rau này. Nghe tên

Rau càng cua có nguồn gốc từ Nam  Mỹ, tên khoa học là Peperomia peliucida, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Ngoài tên gọi dân dã Càng Cua, rau còn có các tên gọi khác như rau Tiêu, Đơn Kim, Đơn Buốt, Cúc Áo, Quỷ Châm Thảo, Thích Châm Thảo, Tiểu Quỷ Châm, Cương Hoa Thảo…

“Càng Cua” nhiều khi khiến người ta hình dung rằng loại rau này chắc “khó ăn” lắm đây, nhưng thực ra dễ quá chừng.


Dễ nhất là làm món Rau Càng Cua  trộn. Rau Càng Cua tính mát nên có thể kết hợp trộn với thịt heo, thịt bò, tôm, cá… Bạn chỉ cần thái nhỏ thịt, ướp tiêu, hành, nước mắm, ớt theo tỉ lệ tùy ý, sau đó đổ vào chảo dầu đã được làm nóng, đảo nhanh sao cho thịt vừa chín tới là được. Rau Càng Cua sau khi rửa sạch, để ráo, xếp ra dĩa và trút phần thịt đã xào chín lên trên, vắt thêm vài giọt chanh để cho món ăn dậy mùi, thế là hoàn tất. Món rau Càng Cua trộn không chỉ dễ làm, lại rất giàu dinh dưỡng và không kén người ăn. Vị rau hơi chua, thân lại giòn và mát, thích hợp cho những bữa ăn gia đình những ngày hè.

Rau Càng Cua trong vườn Huế (Ảnh: Ngọc Bích)


Cũng có thể biến tấu làm món Gỏi rau Càng Cua. Rau rửa sạch, để ráo nước. Hòa một chút giấm với gia vị nhạt rồi bóp nhẹ với rau Càng Cua. Hành phi trộn với tôm khô, da heo luộc xắt mỏng, lạc rang… Trộn tất cả với rau đã bóp giấm và nêm nếm cho vừa ăn. Các vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn của rau Càng Cua, dai dai của da heo, mềm của tôm khô làm thành món gỏi ngon đặc biệt.

Rau Càng Cua trộn tôm thịt  (Ảnh: Ngọc Bích)

Rau Càng Cua trộn bò trứng (Ảnh: phununet)

Rau Càng Cua trộn tôm và rưới thêm dầu giấm cũng là một món ngon khó cưỡng (Ảnh: blogtuche)


Ngoài ra, rau Càng Cua còn trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm… và chấm với nước cá kho hay thịt kho, cũng lại là một món ăn đặc biệt. Chính vị chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác ngon miệng và dễ ăn. Rau Càng Cua còn có thể biến tấu khi xào với tỏi cũng là một món ngon khó cưỡng.

 

Gỏi rau Càng Cua chỉ nhìn thôi đã thấy ngon rồi (Ảnh: 2monngonmoingay.net)

Không chỉ là một món ngon, rau Càng Cua còn là một vị thuốc bổ. Rau Càng Cua được biết đến như một loại rau có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Rau Càng Cua rất tốt trong việc chữa trị các chứng nhiệt miệng (nổi mụn hoặc lỡ miệng do nóng), huyết nhiệt sinh mụn nhọt, vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt hoặc đau mỏi cơ khớp do thời tiết, rau có tính hàn (tính mát) nên người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.


Theo Lương y Nguyễn Phước Thành từng chia sẻ trên báo Bee.net.vn: “Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori. Chất vitamin C, carotenoid tăng khả năng miễn dịch, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể. Chất photpho, canxi giúp trẻ em phát triển xương, ngăn ngừa còi xương và chữa chứng loãng xương người lớn. Trong rau chứa nhiều chất sắt giúp bổ sung chất sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Tuy cung cấp nhiều chất nhưng rau càng cua là loại rau ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo”.


Vì vậy, đừng quên món ngon vườn nhà này trong mâm cơm gia đình bạn nhé!

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>