menu_open
Thời Nguyễn (1802-1858)
Xem cỡ chữ:
Khi Gia Long lên ngôi, mở ra triều đại nhà Nguyễn, Huế trở thành trung tâm chính trị của một đất nước có lãnh thổ thống nhất và rộng lớn chưa từng có trong lịch sử.

Giới thiệu:

Khi Gia Long lên ngôi, mở ra triều đại nhà Nguyễn, Huế trở thành trung tâm chính trị của một đất nước có lãnh thổ thống nhất và rộng lớn chưa từng có trong lịch sử. Ở kinh đô Huế vua Gia Long và vua Minh Mạng đã xây dựng một bộ máy nhà nước có quy củ, được tổ chức chặt chẽ, đủ sức quản lý cả một đất nước rộng lớn từ Lạng Sơn đến tận mũi Cà Mau.

Nét đặc trưng:

Thừa Thiên Huế ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858)

Về quan chế được quy định gần giống với nhà Lê. Dưới nhà vua, mọi việc đều do lục Bộ đảm nhiệm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Binh. Ngoài Lục Bộ còn có Đô Sát viện. Đến năm 1834, vua Minh Mạng lập Cơ Mật viện để bàn việc quân quốc cơ yếu.

Vua Gia Long chia lãnh thổ từ Bắc vào Nam làm 23 trấn và 4 doanh. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều đình chia đặt từ Quảng Trị ra Bắc thành 18 tỉnh, qua năm sau 1832, tiếp tục chia đặt từ Quảng Nam vào Nam thành 12 tỉnh. Cả nước bấy giờ có 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Năm Minh Mạng thứ 15 (đầu năm 1835), triều đình đặt thêm 3 huyện ở phủ Thừa Thiên là Phong Điền, Hương Thủy và Phú Lộc. Như vậy đến thời điểm này phủ Thừa Thiên có tất cả 6 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc.

Vào thế kỷ XIX, Thừa Thiên Huế bao gồm cả kinh đô nên thường được triều đình Huế chú ý an dân, phát triển các mặt để tạo chỗ dứng chân vững chắc cho vương triều.

Về kinh tế, triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp ở Thừa Thiên, cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Tiên nông, giảm miễn thuế mỗi khi mất mùa, xây dựng các công trình thủy lợi, đắp đập ngăn mặn, đào kênh, khơi vét sông hói. Năm 1808 đào sông Dương Xuân, năm 1814 đào sông An Cựu (Lợi Nông), năm 1835 đào sông Phổ Lợi... Dẫu vậy, cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, trình độ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, công cụ chưa có những tiến bộ quan trọng và năng suất cây trồng còn thấp.

Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế trong  nửa đầu thế kỷ XIX cũng có bước phát triển đáng kể, nhiều làng nghề thủ công trở nên nổi tiếng: làng gốm Phước Tích (Phong Điền); làng nón Triều Sơn (Hương Trà); Sư Lỗ Đông (Phú Lộc), Phú Cam (Huế); làng nghề rèn, luyện sắt ở Phù Bài (Hương Thủy), Hiền Lương (Phong Điền); đúc đồng ở Dương Xuân; nghề thêu ở Huế; mộc, chạm điêu khắc Mỹ Xuyên... Hoạt động thủ công nghiệp có hai bộ phận, ngoài các làng nghề thủ công dân gian, còn có xưởng thủ công do triều đình quản lý. Các nghề thủ công đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc vật thể và trong đời sống tâm linh của con người. Ngoài các nghề thủ công, ở Huế còn có các làng sản xuất muối biển nổi tiếng nhất là Diêm Trường và Phụng Chính (Phú Lộc).

Một bộ phận lớn các thợ thủ công được tập hợp trong một tổ chức nghề nghiệp là Tượng cục (thời Gia Long gọi là Ty, hay Đội). Số lượng tượng cục ở kinh đô rất lớn, Tượng cục có thể tự sản xuất độc lập hoặc trở thành một bộ phận trong xưởng sản xuất lớn - những quan xưởng của triều đình.

Sự phát triển của nghề thủ công nghiệp không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống cung đình và công việc kiến thiết đế đô, mà cò

Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử