menu_open
Thời Tây Sơn (1786-1802)
Xem cỡ chữ:
Núi Bân, noi Nguyễn Huệ công bố lên ngôi Hòang đế (22/12/1788)
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn tồn tại trong 30 năm nhưng triều đại này đã để lại một sự nghiệp sáng ngời trong lịch sử dân tộc.
Núi Bân, noi Nguyễn Huệ công bố lên ngôi Hòang đế (22/12/1788)

Giới thiệu:

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn, nếu tính từ khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa chống chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong năm 1771, đến thời điểm kết thúc vào năm 1801, nhà Tây Sơn chỉ hiện hữu trong 30 năm. Nhưng chính sử ghi nhận triều đại này chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, đến năm 1801, lúc triều đình Cảnh Thịnh rút khỏi đây để chạy ra đất Bắc, nghĩa là trong vòng 14 năm. Tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng triều đại này đã để lại một sự nghiệp sáng ngời trong lịch sử dân tộc.

Mảnh đất Phú Xuân - Thừa Thiên Huế đã gắn bó với triều đại Tây Sơn từ rất sớm, khi Nguyễn Huệ giải phóng Thuận Hóa - Phú Xuân (1786). Chính tại nơi đây, phong trào Tây Sơn đã phát triển đến đỉnh cao dưới thời vua Quang Trung (1788 - 1792). 

Nét đặc trưng:

Thừa Thiên Huế và sự phát triển của phong trào Tây Sơn

Nắm được thời cơ thuận lợi có thể đánh lấy Thuận Hóa, ngày 25/5/1786, quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của Nguyễn Huệ xuất phát tiến ra Thuận Hóa. Ngày 20/6/1786, quân Tây Sơn đánh thành Phú Xuân, Phó tướng trấn giữ thành là Hoàng Đình Thể nghênh chiến, bị bại trận đã tự vẫn. Tướng Trịnh là Phạm Ngô Cầu trói mình nộp mạng để được tha chết nhưng sau đó bị đưa vào Quy Nhơn xử tử. Nghe tin về cuộc thảm bại ở Phú Xuân, quân Trịnh đóng giữ những đồn ở Dinh Cát (Quảng Trị), Động Hải (Đồng Hới, Quảng Bình) đều bỏ đồn tẩu thoát. Chiến thắng vẻ vang này tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp xóa bỏ ranh giới chia cắt hai miền, thống nhất đất nước.

Sau khi thoát khỏi ách kìm kẹp của quân tướng họ Trịnh, nhân dân Thuận Hóa bắt tay xây dựng lại quê hương, gia sức ủng hộ phong trào Tây Sơn, nô nức cầm gươm, vác giáo tham gia đội quân “áo vải cờ đào” tiếp tục cuộc trường chinh bảo vệ đất nước. Nhiều tư liệu (chữ viết, hiện vật) tìm được trên đất Thừa Thiên Huế ngày nay như đinh bạ các làng đều có kê khai số dân đinh tham gia phong trào Tây Sơn. Đinh bạ làng Xuân Hòa kê khai toàn bộ dân đinh đều tham gia quân đội, đinh bạ làng Dạ Lê Thượng (Hương Thủy) ghi 255 lính và quan của triều đình trên tổng số 295 người...

Nhờ có chính nghĩa và hợp lòng dân nên phong trào Tây Sơn đã có sức hút mạnh mẽ sự tham gia của quần chúng trong đó có sự hưởng ứng hết sức tích cực của nhân dân Thuận Hóa – Phú Xuân. 

Vài nét khái quát về Thừa thiên Huế thời Tây Sơn (1786 - 1801)

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn, nếu tính từ khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa chống chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong năm 1771, đến thời điểm kết thúc vào năm 1801, nhà Tây Sơn chỉ hiện hữu trong 30 năm. Nhưng chính sử ghi nhận triều đại này chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, đến năm 1801, lúc triều đình Cảnh Thịnh rút khỏi đây để chạy ra đất Bắc, nghĩa là trong vòng 14 năm. Tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng triều đại này đã để lại một sự nghiệp sáng ngời trong lịch sử dân tộc.

Mảnh đất Phú Xuân - Thừa Thiên Huế đã gắn bó với triều đại Tây Sơn từ rất sớm, khi Nguyễn Huệ giải phóng Thuận Hóa - Phú Xuân (1786). Chính tại nơi đây, phong trào Tây Sơn đã phát triển đến đỉnh cao dưới thời vua Quang Trung (1788 - 1792).

Phú Xuân - Kinh đô của Đại Việt dưới triều Tây Sơn

Sau khi giải phóng Thuận Hóa - Phú Xuân, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Khi trở về, N

Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử