menu_open
Bạc màu áo ngự
17/02/2023 8:49:35 SA
Xem cỡ chữ:
"Đọc Bạc màu áo ngự mấy thấy rõ độ dày văn hóa cũng như tư tưởng nghệ thuật trong văn chương của Giang. Bởi Giang không đơn thuần là một nhà văn mà còn là nhà nghiên cứu lịch sử.” - Nhà nghiên cứu phê bình văn học, TS. Phan Tuấn Anh đã đúc kết như thế về tập truyện ngắn vừa ra mắt vào tháng 12/2022 của đồng nghiệp - tác giả Lê Vũ Trường Giang.

Lê Vũ Trường Giang qua tập truyện ngắn Bạc màu áo ngự đã cố gắng tìm lại phể tích của những lịch đại, của các vùng đất đi qua. Các phế tích chẳng còn hình, chỉ còn lưu lại đây đó qua vài trang sách hay đôi chút ký ức sớm đã phai màu. Viết về phế tích là viết về những con người vô danh, về những cơn mơ đầy hoang mang của tuổi trẻ; viết về những mộng tưởng kéo dài đến vô tận; viết về máu, nước mắt, bi kịch chồng lấn và chia lia; viết để rọi chiếu ngược lại hiện tại đang hằng diễn mỗi ngày. Nhưng rồi cái hằng diễn này cũng trở thành phế tích mà thôi. Ai rồi cũng biến mất, cái hiện hữu mấy chục năm trên đời thoáng nhanh trong chớp mắt, như cơn gió bụi.

Nhà văn là ai trong quãng sống ngắn ngủi ấy? Anh chọn viết cái gì? Lê Vũ Trường Giang đã có lựa chọn cho mình, anh đóng chữ nên mặc áo lịch sử, giăng dọc ngang các ý tưởng, đặt mình vào nhân vật lịch sử có thật lẫn không thật, có tên lẫn không tên, nữ và nam, trung đại lẫn cận đại, vua chúa quan quan đến lĩnh Mỹ lính Việt...; cùng bàn bạc xử lý các tình huống gặp phải giữa biến thiên thời cuộc, lựa chọn này hay kia, lý tính hay cảm tính, thế nào đúng thế nào sai. Để rồi, khi đọc xong mỗi truyện cảm giác bảng lảng, sầu mị cứ vấn vương mại, hình như người đọc như tôi chưa từng được sống một quãng sống nhiều mộng nghĩ và rốt ráo thế...

Địa chỉ gợi ý mua sách online tại Nhà sách online NetaBooks

---
Thông tin tác giả Lê Vũ Trường Giang

Lê Vũ Trường Giang là một nhà văn, do đặc trưng nghề nghiệp, anh còn là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử, giảng viên trường Đại học Huế. Các tập sách đã xuất bản: Đi như là ở lại; Cho những nỗi niềm hóa thạch; Căn cước xứ mưa; Nở tàn biên niên kỷ ...