menu_open
Nghề dệt Dèng A Roàng
01/02/2023 10:20:38 SA
Xem cỡ chữ:
Ngày 07/12/2022, UBND tỉnh có Quyết định số 2954/QĐ-UBND công nhận Nghề dệt Dèng A Roàng, xã A Roàng, huyện A Lưới là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tình trạng: Được công nhận là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

Giới thiệu:

Dệt Dèng là một loại hình sản xuất thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi sản phẩm dệt Dèng có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa các dân tộc.

Ngày 07/12/2022, UBND tỉnh có Quyết định số 2954/QĐ-UBND công nhận Nghề dệt Dèng A Roàng, xã A Roàng, huyện A Lưới là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lịch sử hình thành:

Nghề dệt Dèng A Roàng đã gắn bó với người dân tộc thiểu số Tà Ôi từ rất lâu đời. Mỗi sản phẩm Dèng có giá trị nhiều mặt, vừa là vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hoá dân tộc Tà Ôi.

Hiện nay, có hơn 90% phụ nữ người dân tộc tại 6/6 thôn của xã biết và làm nghề, phụ nữ là người dệt chính, còn đàn ông phụ se chỉ, tạo khung dệt cho chị em.

Nét đặc trưng:

Nguyên liệu để tạo nên sản phẩm này là những cây bông được đồng bào trồng trên rẫy, qua nhiều công đoạn như phơi khô, tách lấy bông, bật bông, cán, vấn, xe, giăng, kéo thành sợi. Khi đã có sợi vải, người ta sẽ nhuộm màu bằng các loại lá, vỏ, củ, rễ cây khai thác từ núi rừng, gam màu chủ yếu là đen, đỏ và trắng. Sau đó phơi khô rồi cuộn lại thành búp để dệt. Khi dệt xong, trên nền vải, người phụ nữ khéo léo điểm những hạt cườm, quả rừng... thành hoa văn vừa đẹp mắt vừa chứa đựng những biểu tượng về đời sống cộng đồng. Hoa văn trang trí của người Tà Ôi được chia theo 3 chủ đề (động, thực vật, thiên nhiên và đồ vật), chủ yếu được tạo nên từ những hạt cườm gắn trên mặt Dèng. Đây chính là điểm khác biệt so với sản phẩm dệt thổ cẩm ở các khu vực khác.

Trong bức tranh văn hóa vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, nghề dệt Dèng nổi lên như một sắc thái độc đáo của người Tà ôi ở vùng bắc Trường Sơn nói riêng và nhóm ngữ hệ Mon-Kh’mer ở Việt Nam nói chung, sánh cùng với những sản phẩm dệt truyền thống của các dân tộc cận cư, đồng ngữ trong khu vực như người Cơ tu (Ka tu), Xơ đăng, Ba na, Gia rai,... Sự độc đáo mang đến từ hệ hoa văn phong phú, hệ màu tự nhiên phản ánh quan niệm tộc người, giá trị xã hội, từ kỹ thuật tạo kết cườm tạo hoa văn công phu và đặc biệt là sự hiện diện của loại hình “khung dệt căng hoàn toàn bằng cơ thể” (body-tension loom) hay “khung dệt căng bằng dây lưng” (backstrap tension loom) đơn giản nhưng cổ xưa nhất trên thế giới mà hiện chỉ còn rất ít dân tộc sử dụng.

Ngày 12/3/2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học & Công nghệ đã có quyết định chứng nhận Dèng A Lưới là nhãn hiệu tập thể, chủ chứng nhận là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới. Đây là cơ hội để huyện A Lưới phát huy và thực hành các kỹ năng nghề Dệt Dèng thông qua việc phát triển các Hợp tác xã nghề Dệt Dèng, gắn kết phát triển du lịch dịch vụ làm đa dạng các loại hình di sản văn hóa và góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Giá trị nghệ thuật:

Dệt Dèng A Lưới đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng và du khách trong ngoài nước qua các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế, các kỳ hội chợ, triển lãm và đặc biệt, trong các Kỳ Festival Làng nghề truyền thống Huế, vải Dèng thổ cẩm của A Lưới được trình diễn trên sân khấu thời trang qua bộ sưu tập của các nhà thiết kế thời trang. Hiện nay, dệt Dèng đã vươn xa khi được nhà thiết kế Minh Hạnh giới thiệu ở Nhật Bản, Pháp… cũng như trở thành nguyên liệu cho các sản phẩm thời trang như giày, túi xách, ví, mũ nón... thổ cẩm, tạo nên sự đa dạng và đặc sắc trong sự ứng dụng hơn cho một làng nghề truyền thống tưởng chừng có nguy cơ mai một.

Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt Dèng được người dân địa phương gìn giữ và lưu truyền, dệt nên những tấm Dèng đa màu sắc, họa tiết hoa văn độc đáo. Giá trị hoa văn, kĩ thuật dệt dèng, chèn cườm của đồng bào dân tộc Tà Ôi đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể quốc gia, được thế giới biết đến và công nhận giá trị qua nhiều hoạt động quảng bá. Việc công nhận nghề dệt dèng A Roàng là nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế mang giá trị bảo tồn văn hóa, vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng tại địa phương giáp biên giới.

Hướng dẫn trải nghiệm:

Theo nhu cầu thị trường, sản phẩm của nghề dệt Dèng hiện nay không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, trao đổi hàng hóa mà đa dạng hơn với các sản phẩm như khăn choàng, khăn bàn, túi xách, ví… phục vụ du khách. Đồng thời bà con, chính quyền địa phương đã đưa các các sản phẩm dệt Dèng và giá trị văn hóa của sản phẩm vào các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm văn hóa.

A Roàng là nơi vô cùng lý tưởng để đi bộ, leo núi theo kiểu thường gọi là trekking. Thức dậy sớm khoảng 5 giờ để tập thể dục và ngắm cảnh bình minh chốn núi rừng. Sau khi ăn sáng, có thể lập đoàn tham gia cuộc trekking, khám phá vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh và những con suối. Nếu may mắn có hướng dẫn viên địa phương đi cùng, có thể sẽ được hướng dẫn cách nhận biết từng tiếng chim, cách tìm nước uống trong từng loại cây mà một người đi rừng phải biết. Quả thực, đó như là cuộc trải nghiệm một chuyến đi rừng thực thụ.​​​​​​​

Cùng với đó A Roàng cũng có những món đặc sản. Liên hệ với người làm du lịch địa phương, có thể dễ dàng khám phá nghệ thuật ẩm thực của bà con người Tà Ôi, với cơm lam, rau rừng, cá suối, bánh a quát… hay được tham gia “Chương trình lửa trại, giao lưu cộng đồng”.

Gợi ý liên quan:

GỢI Ý TOUR KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP A ROÀNG - A LƯỚI

Ngày 01: Huế - A Roàng (Ăn Tối)

Sáng - 12h00: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại Huế. Khởi hành đi A Roàng - A Lưới. Đoàn theo quốc lộ 49 tiến sâu vào rừng Trường Sơn và qua các địa danh, Behem, Bình Điền, Pastol, suối Máu, đèo Mỏ Quạ…là các địa danh nổi tiếng trên tuyến đường 11 thuộc vùng IV chiến thuật.

Chiều: Đến A Roàng lúc 15h00. Bản làng đón chào quý khách bằng những điệu múa mừng khách vào làng kết hợp với những tiếng khèn, tiếng chiêng sẽ tạo nên một không khí hết sức thân mật cho du khách khi đến nơi này.

Tiếp tục, Già làng sẽ đưa quý khách đi tham quan bản làng. Quý khách tìm hiểu cuộc sống đời thường của dân tộc Tà Ôi ở đây như: hoạt động làm nông, đan lát, dệt thổ cẩm. Quý khách tiếp tục đến Suối khoáng A Roàng để tắm khoáng, xoá đi mọi sự mệt mỏi cho một ngày hành trình dài.

Tối: Ăn tối tại nhà cộng đồng. Với những món ăn đặc sản của dân tộc Tà Ôi: rau rừng, cá suối…, quý khách lại thêm một lần được khám phá nghệ thuật ẩm thực của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sau khi dùng bữa tối, quý khách sẽ tham gia “Chương trình lửa trại, giao lưu cộng đồng”, cùng chung vui với những điệu múa của dân tộc Tà Ôi, cùng thưởng thức những chén rượu cần thơm nồng trong một buổi đêm ở vùng cao A Lưới. Quý khách qua đêm tại nhà cộng đồng.

Ngày 02: Trekking rừng nguyên sinh A Roàng (Ăn Sáng, Trưa, Tối)

Sáng: Quý khách có thể dậy sớm để tập thể dục và ngắm cảnh bình minh của chốn núi rừng. Sau khi ăn sáng tại nhà cộng đồng với món bánh A Quát (bánh làm từ nếp, chấm vừng), quý khách tham gia cuộc Trekking rừng nguyên sinh A Roàng. Trong buổi Trekking, quý khách sẽ có cơ hội khám phá vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh, vẻ đẹp của những con suối mà đoàn đi qua.

Thêm vào đó, quý khách sẽ được hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn về cách đi rừng, cách nhận biết từng tiếng chim, cách tìm nước uống trong từng loại cây mà một người đi rừng phải biết. Và quan trọng nhất là quý khách sẽ được thưởng thức hương vị và sự mát lạnh của những nguồn nước này trên con đường Trekking. Sau hơn 4 tiếng trèo đèo lội suối, đoàn trở về thôn Aka để tắm khoáng.

Trưa: Hướng dẫn viên đưa quý khách quay về lại nhà cộng đồng. Sau đó đoàn ăn trưa và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho hành trình buổi chiều.

Chiều: Đoàn tham quan làng dệt Dèng - một kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống của người dân Pako, Vân Kiều bằng c&

Bản đồ:

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>